Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Để cung cấp thông tin rõ hơn về công cuộc tìm mộ Cố Tổng Bí Thư Hà Huy Tập của BLL Họ Hà Việt Nam, BTT website họ Hà xin kính gửi bà con họ Hà tài liệu của bác Hà Văn Sỹ - Phó CT thường trực BLL Họ Hà VN


Download tài liệu tại đây
Từ năm 2011 Ban biên tập website Hà Tộc sẽ phát triển phần Danh nhân họ Hà và sẽ tạo ra các trang web con thuộc Hatoc.org . Các trang web con này sẽ viết chi tiết hơn về cuộc đời của các Danh nhân họ Hà như TBT Hà Huy Tập, các cụ danh dân Hà Tông Mục, Hà tông Huân, Hà Tông Trình hay các tướng như Hà Chương ... , các nhà khoa học như Hà Đình Đức,  Hà Văn Tấn... và một số các danh nhân khác. Danh sách sẽ do Ban liên lạc Họ Hà quyết định hàng kỳ.

Hiện tại BBT làm mẫu một trang web của PGS-TS Hà Đình Đức và ông cũng là một người trong Ban liên lạc và có sẵn các thông tin của mình để việc xây dựng trang web được tiến hành nhanh hơn.

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Ban liên lạc và toàn thể bà con họ tộc

BBT web
Hà Tuấn Anh

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015



(Dân trí) - Vào lúc 17 giờ chiều nay 1/12, tại Cảng hàng không Vinh, chuyên cơ HTR72 hãng hàng không Vietnam Airlines đã chuyển hài cốt của cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập từ TPHCM về đất mẹ Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) trong sự đón tiếp nồng hậu của người dân nơi đây.




Cố Tổng Bí Thư Hà Huy Tập nay trở về với đất mẹ (Ảnh: Tư liệu)


Ngày 23/11/1940, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở 18 thôn thuộc Hóc Môn, Gia Định (nay là TPHCM) và lan nhanh ra nhiều tỉnh lân cận. Những ngày sau đó, thực dân Pháp đàn áp khốc liệt, nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng ta đã hy sinh anh dũng, trong đó có đồng chí Hà Huy Tập. Hôm nay (1/12/2009), sau gần 70 năm, hài cốt của cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập đã được trở về với đất mẹ.

Theo lịch trình, sáng mai ngày 2/12 sẽ bắt đầu lễ viếng đồng chí Hà Huy Tập. Chiều cùng ngày, lễ truy điệu cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập sẽ được tiến hành tại Khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập (xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên) và sau đó sẽ là lễ an táng tại đồi Miếu Đồng Nem, khu vực Đồng Mấu, xã Cẩm Hưng.

Dưới đây là một vài hình ảnh tại buổi lễ đón hài cốt đồng chí Hà Huy Tập chiều nay:









Các đoàn thể hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đón tiếp hài cốt đồng chí Hà Huy Tập tại sân bay Vinh












Hài cốt đồng chí Hà Huy Tập được đưa lên xe chuyển về tỉnh Hà Tĩnh ngay trong đêm nay (1/12) để ngày mai tổ chức lễ truy điệu tại quê nhà


Giáo sư Hà Đình Đức

Mới đây, thành phố Hà Nội đã nhất trí với việc xây dựng một lễ hội đặc biệt gắn liền với Hồ Gươm và sự kiện hoàn gươm của Lê Lợi.

Đây là kết quả của gần 10 năm vận động không mệt mỏi của Giáo sư Hà Đình Đức, Hội Di sản Văn hoá Việt Nam, được mang tên “Lễ hội Vua Lê đăng quang”. Lễ hội được kỳ vọng là một lễ hội quốc gia tiến tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, tổ chức thường niên vào ngày 15/4 âm lịch. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với vị giáo sư đã 16 năm nghiên cứu về rùa Hồ Gươm xung quanh vấn đề này.

Giáo sư có thể cho biết là từ đâu ông có ý tưởng về một lễ hội tái hiện cảnh lên ngôi hoàng đế ở Hà Nội?

Xuất phát từ hai Chỉ thị, một là Chỉ thị số 32 của Bộ Chính trị về 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội do ông Phạm Thế Duyệt, Uỷ viên Bộ Chính trị ký ngày 4/5/1998, hai là Kế hoạch 30 của Thành uỷ Hà Nội ngày 19/5/1998 đều không nhắc tới Hồ Gươm. Chính vì thế, 1/8/1998 tôi đã viết thư lên đồng chí Lê Khả Phiêu (lúc đó là Tổng bí thư) trình bày về việc này và kiến nghị một số việc liên quan đến Hồ Gươm. Việc đầu tiên là tôn tạo khu tưởng niệm vua Lê, vì lúc ấy xung quanh còn rất hoang phế và đặc biệt là xây dựng một lễ hội quốc gia tại Hà Nội.


Thêm nữa là trong suốt chiều dài 1.000 năm Thăng Lòng – Hà Nội, chưa có bất cứ một lễ hội nào về việc lên ngôi hoàng đế của các vị vua trong lịch sử Việt Nam. Hồ Gươm là trung tâm của Hà Nội, đồng thời trong Hồ Gươm còn có cụ rùa gắn liền với truyền thuyết hoàn gươm tồn tại gần 600 năm nay, được coi như một trang sử sống để giáo dục từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nên sẽ rất thiếu sót khi xung quanh Hồ Gươm chỉ có những sinh hoạt văn hoá văn nghệ mà chưa có một hoạt động lịch sử nào.

Ông đánh giá thế nào về sự kiện vua Lê đăng quang trong lịch sử và đó có phải là lý do để ông quyết định chọn sự kiện này không?

Lê Lợi là vị vua trong lịch sử tay không dựng cờ khởi nghĩa rồi chiêu hiền đãi sĩ, xây dựng lực lượng, nằm gai nếm mật trường kỳ kháng chiến. Đó là vị vua lên ngôi rất đặc biệt trong lịch sử Việt Nam . Triều Lê kéo dài hơn 300 năm, tuy có lúc thịnh lúc suy, nhưng dấu ấn là rất lớn. Cái này có thể chứng minh qua đánh giá của Phan Bội Châu. Phan Bội Châu nói ở Việt Nam có hai ông Tổ Trung hưng, một là Ngô Quyền, hai là Lê Lợi. Ngô Quyền đã chấm dứt được thời kỳ Bắc thuộc còn Lê Lợi chấm dứt 20 năm Minh thuộc. Tuy nhiên, Lê Lợi không chỉ giải phóng được đất đai, đất nước mà ông còn giữ được văn hoá Việt Nam . 
Dưới thời Minh thuộc, dân Việt bị bức để tóc dài, ăn vận như người Ngô, văn tự bị đốt hết, văn bia bị đập, người trí thức thì bị đưa sang Tàu, tên nước thì bị đổi ... Mặt khác, năm 1977, nguyên Tổng bí thư Lê Duẩn có về thăm Thanh Hoá, trong bài phát biểu có viết là “nước ta thời Trần đánh giặc giỏi, nhưng lúc ấy có nước có quân, còn Lê Lợi đánh giặc chỉ có dân”, để thấy vai trò của Lê Lợi. Còn vào năm Bính Thìn, trong lá thư chúc Tết của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn gửi nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói, Việt Nam thực sự có hai cuộc giải phóng: Năm 1418 – 1427 Lê Lợi và Nguyễn Trãi, 1945 – 1975, Bác Hồ và các anh. Lê Lợi có công rất lớn như vậy nên việc tổ chức lễ hội này cũng là việc làm tôn vinh người anh hùng giải phóng dân tộc và là một dấu ấn lịch sử cần được ghi nhận, giáo dục cho thế hệ mai sau.

Trước đây có khá nhiều dự án xây dựng bên Hồ Gươm, có nguy cơ phá hỏng cảnh quan khu vực này, Giáo sư có gặp khó khăn không trong quá trình đi vận động của mình?

Gần 10 năm ròng, tôi theo đuổi dự án này. Ngày 5/2/1996 ông Trần Hoàn và ông Đỗ Quang Trung nguyên là Bộ trưởng Bộ Văn hoá và Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch có viết công văn đề nghị Thủ tướng phá sân khấu, cái bệ ngồi ở phía đường nay là Cục văn hoá Thông tin cơ sở, làm nhà dịch vụ văn hoá và cho người nước ngoài thuê, với diện tích 762,7m2. Khi có thông tin đó thì ngày 15/3/1996 tôi viết thư lên Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Tôi cho rằng nếu làm nhà dịch vụ đó thì sẽ vi phạm pháp lệnh về bảo vệ di tích (lúc đó chưa có luật). Khu tưởng niệm vua Lê được công nhận là di sản văn hoá từ Quyết định số 65 ngày 25/1/1995 đến tháng 2/1996. Ngày 18/3, tôi lại viết thư lên Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Sau đó tôi nói với ông Dương Trung Quốc và ông đã làm công văn cho hội khoa học lịch sử ngày 25/3/1996 gửi lên Chính phủ. Ngày 14/6, Thứ trưởng Lê Trần Tiêu ký một công văn quyết định không thực hiện dự án này nữa nên bây giờ mới có khu tưởng niệm vua Lê khang trang.

Đến năm 1998, tôi đề xuất xây dựng lễ hội vua Lê đăng quang và một loạt những đề xuất khác xung quanh Hồ Gươm. Ngày 3/4/2006, tôi đưa ra tám kiến nghị xung quanh Hồ Gươm và gặp trực tiếp Phó chủ tịch Lê Thị Thanh Hằng. Vừa qua tại Quyết định số 4249/QQĐ-UBND về việc phân bổ kinh phí chương trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, thành phố chính thức cấp kinh phí cho hạng mục “Xây dựng lễ hội vua Lê đăng quang” với kinh phí 70 triệu đồng và giao cho UBND Quận tiến hành. Năm nay sẽ làm ở mức độ vừa phải, quận đứng ra tổ chức một lễ dâng hương và có thể có đội tế ở ngay khu tượng đài lê Lợi. Còn tiếp theo, tôi nghĩ là sang năm đúng dịp kỷ niệm 580 năm ngày vua Lê đăng quang thì sẽ có một lễ hội hoành tráng, có cả sự tham gia của thành phố và Bộ Văn hoá Thông tin.

Theo Giáo sư thì lễ hội “vua Lê đăng quang” sẽ bao gồm những gì và liệu có yếu tố “hiện đại” để hấp dẫn công chúng không?

Nội dung còn phải bàn cụ thể, nhưng chắc chắn sẽ phải mời các chuyên gia về văn hoá, lịch sử về xây dựng kịch bản. Theo tôi nó phải gồm hai phần: phần Lễ và phần Hội. Trong phần Lễ, phải có diễn văn để tôn vinh công trạng của vua Lê, sau đó là phần gợi về sự kiện lên ngôi trong di tích thành cổ và rồi dâng hương ở khu tưởng niệm. Phần Hội là phần tái hiện cảnh sinh hoạt văn hoá thời vua Lê. Cái này có thể tham khảo một phần về ngày lễ hội vua Lê trong Thanh hoá, 22/8 âm lịch. Phần hiện đại hay không thì sẽ có một hội đồng, trước khi tiến hành lễ hội quốc gia thì phải có một cuộc hội thảo về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam sơn. Trong đó nói đến công lao của Lê Lợi, diễn biến sự kiện hội thề Đông quan và cuối cùng là diễn biến sự kiện lên ngôi của Lê Lợi, mở màn cho việc làm lễ hội này. Đây là một dấu ấn rất tốt cho Hà Nội trong dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Hiện nay, có ý kiến nói là có quá ít tư liệu về sự kiện vua Lê đăng quang, nhưng tôi có trao đổi với nhiều giáo sư về lĩnh vực này. Họ nói là nếu lễ hội được chấp nhận thì họ sẵn sàng viết kịch bản cho lễ hội. Đây là những giáo sư am tường về lịch sử và văn hoá Việt Nam nên chắc chắn sẽ có nhiều ý tưởng hay.

Như vậy, lễ hội “vua Lê đăng quang” xứng tầm và sẽ là một lễ hội quốc gia?

Tôi nghĩ nó quá xứng tầm là một lễ hội quốc gia. Một điều lạ là sau Cách mạng Tháng Tám, Thị trưởng Trần Văn Lai đã đổi tên phố Hà Nội từ tên Pháp sang tên Việt và khu vực Hồ Gươm gần như đều liên quan đến thời kỳ Vua Lê. Còn gì tuyệt vời hơn thế.

Xin cảm ơn Giáo sư!
(VNMEDIA)










Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015


Đó là một ngôi nhà nhỏ nhưng được xây kiên cố theo lối kiến trúc bán hiện đại – kiểu nhà ở thông dụng của nông dân miền Nam . Mặt tiền ngôi nhà có bậc tam cấp dẫn lên khoảng hiên nhỏ; mái lợp ngói; phía sau, bên hông có một gian hậu song song với gian chính hướng cửa ra trước. Bên trong gian chính, bốn cánh cửa phòng ngủ nằm song song nhau, cùng thông ra gian phòng khách. Gian hậu được xem như là “hội trường”, vừa làm nơi gặp gỡ của các thành viên trong gia đình, vừa là nhà bếp, vừa là nhà ăn. Với kiểu bố trí hình dạng kiến trúc như thế, chủ nhân ngôi nhà có thể tận dụng triệt để từng diện tích nhỏ.



Ngôi nhà nhỏ lọt thỏm trong một vườn cây, hoa lá, kiểng cổ xum xuê đủ chủng loại: Mai vàng, các loại xương rồng, mai chiếu thuỷ, gừa, ổ rồng… Loại nào cũng có giá trị hạng trung đối với dân chơi kiểng. Và toàn bộ khuôn viên ngôi nhà lại lọt thỏm trong một xóm dân cư bình dân, thâm trầm giữa um tùm cây trái của ấp Thái Ninh, phường II, thị xã Tây Ninh. Cách đó không xa, con rạch Vàm Cỏ – Nơi tiếp nối thượng nguồn từ biên giới Campuchia ở hướng tây xuyên những cánh đồng lúa, vườn tược tươi tốt hoà vào một dòng chảy khác rồi tách ra để thành hai dòng sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây chảy thẳng ra biển đông mênh mông. Con sông xanh biếc trong veo quanh năm ấy đã hoá thành thơ ca, đã đi vào lịch sử kháng chiến vệ quốc vĩ đại của con người Việt Nam . Dòng chảy của nó đến đâu thì nơi đó có những con người dũng cảm tạo nên hàng vạn kỳ tích chiến đấu.

Chỉ cần ngôi nhà được cơi nới thêm một tầng thì chắc chắc nó sẽ được đưa lên hàng “biệt thự”. Tuy nhiên, cái dáng vẻ nhỏ thó, cũ mèm, khiêm tốn, khiến nó chỉ đáng là một ngôi - nha ø- có - vườn - hoa - kiểng. Trông cái hình dáng của nó, người ta cảm nhận rất rõ một chân dung rắn rỏi, cương nghị, không phô trương nhưng sắc xảo, nhỏ thó nhưng chắc chắn, lãng mạn nhưng nghiêm khắc. Nhìn ngôi nhà, không ai có thể nghĩ rằng đó là nơi trú ngụ của một cặp vợ chồng già là cán bộ công an hưu trí. Và có lẽ cũng ít ai ngờ rằng, có một dạo, chủ nhân ngôi nhà ấy đã được đăng ảnh trên trang nhất các báo trong nước, ngoài nước cách nay ngót nghét nửa thế kỷ kèm theo hàng tin làm chấn động dư luận: Kẻ ám sát tổng thống Ngô Đình Diệm.

Thuở ấy, dư luận báo chí trong nước lẫn ngoài nước đều cho rằng nhân vật ám sát tổng thống họ Ngô là người của Cao Đài Liên Minh. Họ cho rằng phát súng ám sát ấy chỉ là một tiếng động khởi phát từ sự bức xúc của tôn giáo, bùng phát từ nỗi hận thù tín ngưỡng của Cao Đài giáo trả đũa lại những hành động đàn áp của tổng thống họ Ngô. Dư luận lúc ấy đã tiếc nuối cho rằng, phát súng ấy đã không thành công, không giết chết được vị tổng thống có nhiều nợ máu với dân tộc Việt và phát súng ấy đã không hoàn thành được vai trò của sứ mạng lịch sử. Phát súng ấy chỉ là một tiếng động nhỏ nhoi lẽ loi trong vô vàn tiếng súng hướng về phía chính quyền Ngô Đình Diệm.

Nhưng nhận định ấy chỉ là dư luận nhất thời chứ không là lịch sử.

Gần 20 năm sau, khi Ngô Đình Diệm và chế độ Nguỵ của ông ta đã “xanh mồ” ,ø nguôi ngoai trong ký ức dư luận, khi chiến thắng mùa xuân 1975 đã đưa dân tộc Việt Nam thống nhất một cõi, đất nước Việt Nam hoàn toàn sạch bóng ngoại xâm, lịch sử đã chứng minh và đính chính lại những gì chưa đúng với sự thật, chưa đúng với diễn biến thực tế. Lịch sử đã nhìn nhận khách quan và chứng minh vai trò xuất sắc của phát súng ám sát họ Ngô năm nào. Mới đây, ban nghiên cứu lịch sử ngành công an Việt Nam đã đánh giá rằng: Phát súng ấy không giết chết họ Ngô ngay thời điểm ấy nhưng âm vang của của phát súng đã tạo nên những loạt súng căm thù khác hướng về phía tổng thống họ Ngô. Phát súng ấy đã tạo nên lòng nghi kỵ của họ Ngô và các tướng lĩnh của ông ta; đã tạo nên lòng hận thù trong lòng địch. Từ đó, phát súng đã tạo nên những cuộc đảo chính do thuộc hạ của Diệm dành cho Diệm. Và cuộc đảo chính năm 1963 đã thật sự đưa họ Ngô và chính quyền của ông ta xuống tử huyệt, đồng thời tạo nên sự xáo trộn triền miên trong hàng ngũ những kẻ kế thừa ông ta đi theo con đường ngược lòng dân, góp phần làm suy yếu địch dẫn đến chiến thắng mùa xuân 1975.

Sau vài lần hẹn trước, tôi gặp được ông. Đó là một người đàn ông tầm thước, dáng đi hơi khập khiểng nhưng nhanh nhẹn-cái nhanh nhẹn của con nhà võ.

Chủ nhân ngôi nhà là một người đàn ông độ tuổi “cổ lai hy”, tầm thước, giản dị, không cao to như chúng tôi từng nghĩ và chẳng có chút dáng dấp của một sát thủ. Gương mặt đôn hậu của ông trông giống một kỹ sư nông nghiệp hơn một kẻ đã từng gây chấn động một góc trời chính trị thế giới ở thập niên 60.

Ông đón tôi vào nhà bằng câu xác định: “Đúng. Tôi là Mười Thương, Triệu Thiên Thương; Mười Trí, Hà Minh Trí; Đinh Dũng; Phan Văn Điền”.

Trong khi chờ đợi ông pha ấm trà, tôi lơ đễnh nhìn ra khoảng vườn rậm rạp, nơi đó, một người phụ nữ luống tuổi, tóc cắt gọn, vận chiếc quần đùi kiểu cầu thủ đá banh đang tất tật với nồi cám heo. Không ngẫng lên, ông thủ thỉ:

-Bả đang chăm sóc mấy con heo kiếm thêm chút đỉnh tiền chợ. Mấy đứa nhỏ lớn hết rồi. Đứa đi làm việc, đứa đi học ở thành phố. Giờ chỉ còn “hai đứa già” ở nhà.

Cái giọng nói rặt Nam bộ của ông khiến tôi hơi ngạc nhiên:

-Hình như quê của chú ở phía Bắc?

-Ừ, thì quê tôi ở Cửa Lò, Nghệ An. Tôi sinh năm 1935 ở Nghi Thiết, Nghi Lộc, Nghệ An. – Ông bắt đầu nhập chuyện một cách mạch lạc - Cha tôi chết trong cuộc khởi nghĩa Đô Lương khi tôi còn quá nhỏ, chưa biết gì. Mẹ tôi lấy chồng khác, bỏ tôi sống với bà nội già. Năm 1945, tôi mới 10 tuổi, nạn đói hoành hành khắp nơi. Một hôm, bác trai tôi đón 2 bà cháu lên cầu Bùn để chạy trốn nạn đói. Bác trai tôi làm công nhân nhà máy điện Vinh, còn bác gái làm công nhân nhà máy diêm Vinh. Lúc đó, hai ông bà đang tham gia cách mạng. Cầu Bùn là cây cầu nối vùng Nghi Lộc, Vĩnh Châu, Nghệ An với vùng Viễn Châu, thành phố Vinh. Chiếc cầu Bùn bắt qua con sông chảy ra Cửa Lò. Chỗ cầu Bùn có một cái nhà bè chở gỗ. Cái nhà bè đó là cơ sở cách mạng. Ông bác gởi 2 bà cháu tôi ở đó rồi đi …”.

Ông kể câu chuyện về cuộc đời mình một cách tự nhiên, không khiên cưỡng như thể ông kể cho chính tâm hồn mình nghe. Thỉnh thoảng, trong câu chuyện, ông xen vào những nhận xét về biến cố lịch sử một cách chuẩn xác.


Ngày 19/5/1940, thủ đô Paris của nước Pháp – thủ phủ của những kẻ đang thống trị lãnh thổ Đông Dương theo chế độ thực dân - chứng kiến điện Elysees bị quân đội Đức Quốc Xã khống chế. Quyền lực của chính phủ Pháp rơi vào tay quân đội Hitle. Điều này khiến cho chính quyền và quân đội Pháp ở các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam trở nên suy yếu.

Trong khi đó, Phát xít Nhật đánh dạt quân đội Tưởng Giới Thạch, tràn vào hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc để khởi sự nấc thang quân sự toàn chiếm Đông Dương trong cái gọi là kế hoạch “Đại Đông Á” của Nhật Hoàng.

Ngày 22/9/1940, quân Nhật xua lực lượng lục quân trang bị hoả lực mạnh bắt đầu tiến chiếm Đông Dương qua ngõ Trung Hoa-Việt Nam bằng từng đoàn công voa hùng hậu. Trước thế mạnh của quân Nhật , bộ chỉ huy Pháp trú đóng tại Lạng Sơn đang suy nhược tinh thần đã nhanh chóng thúc thủ. Quân đội Nhật tiến sâu vào nội địa Việt Nam . Toàn quyền Pháp tại Đông Dương tên là Decoux hoàn toàn bất lực trước biến cố này. Với thái độ kẻ cả chiến thắng, Nhật “xoa đầu” Pháp bằng cách đồng ý cho Pháp vẫn tồn tại chính quyền bảo hộ tại Đông Dương với điều kiện Pháp phải cống nộp lương thực cho Nhật. Để có đủ lượng lương thực cống nộp, Pháp đã vơ vét, tận thu tài nguyên trên đất nước ta khiến bùng phát nạn đói kinh hoàng nhất thế kỷ. Một phần mười dân số Việt Nam đã chết vì nạn đói tàn khốc đó.

Song song với chiến lược mượn tay Pháp tận thu lương thực, Nhật sử dụng nhiều chiến lược chính trị như chấp nhận chính quyền bảo hộ Pháp tại Đông Dương, chấp nhận sự tại vị của vua Bảo Đại tại miền Trung, đồng thời đề cao chủ nghiã “Đông Á của người Á Đông”, “Việt Nam độc lập trong khối thịnh vượng Đại Đông Á” và nuôi dưỡng một con cờ chính trị đang sống lưu vong trên đất Nhật là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. Tất cả nhưng mưu lược đó, đều được cơ quan tình báo Kempeitai của phát xít Nhật điều phối.

Thực dân Pháp tuy bị bị suy yếu nhưng không muốn buông miếng mồi ngon thuộc địa Đông Dương nên ra sức nuôi dưỡng chế độ Bảo Đại và đám quan lại xôi thịt bù nhìn. Chúng đã thẳng tay vơ vét của cải, tài nguyên của Việt Nam để bù vào phí tổn quân sự và cống nộp cho Nhật.

Những biến cố đó đã tạo ra cho nạn đói xuất hiện suốt gần 10 năm và hoành hành khắp đất nước Việt Nam . Chịu ảnh hưởng nặng nhất là các tỉnh phía Bắc.

Trốn nạn đói Aát Dậu, một ngày giữa năm 1945, tôi lúc ấy, chỉ là một chú bé con 10 tuổi bám tay bà nội mù loà và ông bác ruột rời quê Cửa Lò (Nghệ An) xuôi về Viễn Châu (Vinh) để tìm cái ăn. Đó là chuyến lưu lạc đầu đời của tôi. Trong trí óc non nớt của tôi, những gã tây đen, tây trắng nhởn nhơ khắp nơi là thủ phạm chính của nỗi cơ cực, đói khổ của mọi người. Với tôi, những gã người cao lớn ấy là bọn quỷ mắt xanh bước ra từ những câu chuyện cổ tích bà hay kể ru ngủ những đêm trằn trọc vì đói.

Về đến chân cầu Bùn, ông bác đưa 2 bà cháu vào một cái nhà bè lênh đênh trên thượng lưu sống cùng một số công nhân nằm rồi đi biệt tăm.

Nhà bè chỉ là nơi tá túc tạm của 2 bà cháu. Ban ngày, tôi dắt bà đi dọc theo đường sắt tàu hoả nhặt những hòn than vụn rơi vãi ra từ những chuyến hàng vội vã, mệt nhọc vụt qua. Những hòn than vụn ấy được đổi thành từng chén cơm độn khoai hàng ngày của hai bà cháu khốn khổ, bơ vơ.

Bám trên nhà bè khoảng 2 tuần lễ thì tôi được chứng kiến một sự kiện. Đó là đêm 9/3/1945, đang nằm nép mình vào lòng người bà mù lòa thì tôi nghe hàng loạt tiếng súng vẳng ra từ phía Vinh. Sáng ra, hàng trăm lính Tây trắng lẫn Tây đen bị những toán lính Nhật bắt trói dắt đi thành từng hàng dọc theo đường sắt tàu hoả. Người lớn nói với nhau là Nhật đã chính thức hất chân Tây ra khỏi lãnh thổ Việt Nam . Mấy ngày sau đó, quân lính Nhật có mặt khắp nơi. Máy bay quân Đồng minh Anh- Mỹ quần thảo liên tục trên bầu trời thả từng loạt bom xuống tất cả những nơi quân Nhật có mặt. Cái nhà bè lẫn chiếc cầu Bùn bị bom dội tan hoang. May là hôm ấy hai bà cháu đang trú mình trong một lò vôi bỏ hoang cách chân cầu Bùn khoảng 50 mét.

Mấy ngày sau, tiếng súng lắng dịu. Những tháng ngày tạm yên tiếng súng này, cuộc sống của hai bà cháu trở nên chật vật. Lúc trước, khi thiếu hụt miếng ăn, hai bà cháu còn được những người công nhân trên bè gỗ mỗi người góp cho chút đỉnh miếng rau, củ khoai. Nay, nhà bè không còn, mỗi người tan tác một nơi. Hai bà cháu đành bám lấy cái lò vôi bỏ hoang làm nơi trú ẩn. Mỗi sáng sớm, chú bé Điền lê la dọc theo tuyến đường sắt tìm viêc làm.

Hồi đó, ở vùng này, người ta trồng bông vải rất nhiều. Cứ vào mỗi vụ thu hoạch bông, chủ ruộng thuê mướn rất nhiều nhân công gồm cả người lớn lẫn trẻ con làm công việc cán bông lấy sợi để bán cho các thương lái phương xa đến thu mua. Nhờ lanh lợi, tôi tìm được một chân cán bông vải. Đó là một công việc không nặng nhọc lắm với người lớn nhưng với đứa bé con 10 tuổi là một cực hình. Cực nhưng được chủ cho ăn cơm độn là hạnh phúc lắm. Thuở đó, nhiều người đói vì thất nghiệp. Họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì miễn có cái ăn bỏ vào mồn là được. Sau một ngày vật lộn vã người với chiếc máy cán bông, tôi được chủ trả công bằng một ô khoai lang và làn cơm trộn đem về cho bà.

Một hôm, sau một ngày làm việc, tôi trở về “nhà” với ô khoai và làn cơm trên tay. Về đến cầu Bùn, tôi bắt gặp một toán lính Nhật đang xúm xít dựng lại chiếc cầu đã bị máy bay Đồng minh phá huỷ. Trong đầu óc non nớt của tôi, những người lính Nhật này là “người tốt” đang bắc cầu cho người Việt sử dụng. tội đứng ngắm họ làm việc. Đối với tôi, những người lính Nhật đeo gươm vẫn có vẻ gần gũi hơn bọn lính Tây. Dù sao, những người lính Nhật tuy có ngôn ngữ khác lạ nhưng màu da và dáng vóc vẫn giống người Việt Nam hơn bọn lính Tây to con, mắt trũng.

Bọn Nhật xa quê hương, xa gia đình lâu ngày trông thấy một chú bé con Việt Nam đã khoái chí ngoắc lại cho kẹo để được nựng nịu. Chú bé con nghèo khó nhưng dạn dĩ trở thành người bạn nhỏ của những con người từ đến đất nước Phù Tang.


Cho đến tận bây giờ, ký ức về những ngươiø bạn Nhật vẫn đẹp trong lòng người sỹ quan công an nhân dân Phan Văn Điền. Tình cảm đó xuất phát từ tình người thuần khiết. Ông nhận định: “Chủ nghĩa Phát Xít đã đẩy những con người Phù Tang đi vung kiếm nơi xứ người. Những người lính ấy vẫn là những con người biết yêu thương, nhân ái. Họ cũng chỉ là nạn nhân của chủ nghĩa phát xit thôi”.



Những ngày ấy, tôi là khách thường xuyên của doanh trại lính Nhật . Tôi trở thành niềm vui nho nhỏ của những người lính Nhật xa vợ con. Đổi lại niềm vui ấy, tôi được những làn cơm trắng tinh, thơm tho mang về cho người bà mù loà. Suốt mấy tháng lân la với lính Nhật, tôi bắt đầu học ngôn ngữ Phù Tang.

Một hôm, những người lính ấy hỏi tôi:

-Đi chơi không?

Đối với một đứa trẻ nghèo khổ, “đi chơi” là cả một thế giới kỳ lạ. Tôi chạy ào về lò vôi xin phép bà cho đi chơi. Bà hỏi:

-Khi nào cháu về?

Tôi trả lời đại:

-Cháu chỉ đi chơi đến chiều thôi bà ạ.

Đó là lời nói cuối cùng của tôi với người bà khắc khổ mù loà của mình, bởi chuyến “đi chơi” ấy đã đưa cuộc đời của tôi lưu lạc hàng ngàn cây số, vào tận vùng đất miền đông Nam bộ.

(* Chý ý: Sách đang phát hành. Tác giả giữ bản quyền. Không được sao chép, in ấn, sử dụng dưới mọi hình thức nếu chưa được sự đồng ý của tác giả)

MƯỜI BỐN PHẠM NHÂN ĐẶC BIỆT Ở TỔNG NHA CẢNH SÁT


Sau khi kết thúc phần thẩm vấn tra cung, tôi tiếp tục bị giam giữ tại sở thú một năm rưỡi. Thời gian này, bọn chúng không hề điếm xỉa đến tôi nữa. Tuy nhàn nhã với 2 bữa cơm lưng lửng dạ dày hàng ngày nhưng buồn nẫu ruột vì không được ai trò chuyện. Tôi giải khuây bằng cách hát. Tôi hát say sưa những ca khúc kháng chiến. Hát chán chê, tôi tập yoga.

Một hôm, người tù ở phòng cạnh nhà vệ sinh lén đưa cho tôi một cái quần đùi may bằng chỉ tay, kèm theo lời thì thào:

-Chúc đồng chí khoẻ. Đồng chí hát hay lắm.

Nhìn cái quần, tôi biết đồng chí ấy đã bỏ rất nhiều công sức nhưng tôi vẫn thắc mắc đồng chí ấy lấy vải ở đâu ra để may. Sau mấy ngày nhìn qua khe cửa, tôi hiểu ra vấn đề. Thì ra, nhân dịp được bọn cai ngục cho ra ngoài làm cọt vê lau chùi nền nhà, đồng chíù ấy lén giấu bớt những mảnh vãi làm nùi dẽ còn mới, chắp nối từng mảnh nhỏ với nhau cho đến khi đủ may một cái quần cho tôi. Nhận được cái quần ấy, tôi nghe lòng mình ấm áp lạ lùng. Tôi cảm thấy hết đơn độc. Xung quanh tôi, cạnh tôi vẫn có đồng đội, đồng chí.

Một buổi sáng tháng 8/1958 chúng bịt kín mắt tôi rồi đưa ra xe chở đi. Qua những mẫu đối thoại vụn vặt của bọn áp giải, tôi biết chúng đưa tôi về trại giam tổng Nha Cảnh Sát Đô Thành và người áp giải tôi là đích thân Nguyễn Văn Là - Giám đốc tổng nha.

Chúng đưa tôi vào một phòng giam. Sau này khi được mở khăn bịt mắt tôi mới biết đó là một căn nhà dài được chia làm 2 dãy phòng đối xứng nhau gồm 10 phòng bằng bê tông kiên cố.

Tôi được “cấp” căn phòng đầu tiên mang số 1. Phòng giam tôi có vẻ như mới được xây sửa lại khác biệt so với những phòng giam khác. Nó có thêm một hàng song sắt còn mới nước sơn bao bọc bên trong ba bức tường bê tông kiên cố. Phía ngoài là cánh cửa bằng song sắt chắc chắn. Bên ngoài cánh cửa song sắt là một tấm màn ri đô. Có lẽ bọn chúng mới xây phòng giam đặc biệt này dành cho cá nhân tôi.

Chúng đẩy tôi vào phòng giam rồi kéo tấm ri đô lại kín mít.

Tôi nghe giọng Nguyễn Văn Là ong óng:

-Hỏi ảnh coi, lên đây ở có sướng hơn ở sở thú không?

Tên cảnh sát gác trả lời:

-Thưa thiếu tướng. Thuộc cấp chưa mở băng bịt mắt cho ảnh ạ.

-Mở khăn cho ảnh rồi tụi bây canh gác cho cẩn thận nhé. Aûnh là “khách” số một của tụi bây đó. Aûnh mà “thăng” thì từ tao cho đến tụi bây đi “vùng năm” cả nút đó. Đã thuộc “10 điều tiêu lệnh canh giữ phạm nhân đặc biệt Hà Minh Trí” chưa?

Tên lính canh dập gót giày rồi ê a đọc:

-Thưa thiếu tướng, … Điều một, canh gác nghiêm ngăït phạm nhân số 1; không để phạm nhân tự tử, vuợt ngục… Điều hai, ghi sổ cụ thể giờ giấc những người đưa cơm, dẫn phạm nhân đi vệ sinh…. Điều ba, không trò chuyện với phạm nhân số một và không để phạm nhân số một liên lạc trò chuyện với bất cứ ai…. Điều bốn, cấm không ai được tự ý gởi quà, thức ăn cho phạm nhân số một…Điều năm…

Nguyễn Văn Là hạ giọng nói thêm:

-Aûnh mà bị đầu độc bằng thức ăn là tiêu đời tụi bây đó. Cẩn thận tuyệt đối. Nghe chưa? Chú ý những tay cảnh sát là đệ tử của tướng Xuân (tức Nguyễn Hữu Xuân). Thằng nào vô đây lộn xộn, tụi bây cứ “phơ” cho nó một băng.

Chúng bố trí 3 tên gác riêng cho tôi trong một ca trực. Chìa khoá phòng giam thì do chính tên trưởng trại giữ. Đã vậy, chúng còn khoá cửa ngoài nhốt luôn 3 tên lính canh . Xem như 3 tên lính gác cùng bị giam chung với tôi. Mỗi lần tôi muốn đi vệ sinh thì một tên lính gác ấn nút chuông điện gắn trên cửa ngoài. Nghe tiếng chuông, đích thân tên giám đốc trại giam xuống mở cửa. Đến giờ cơm cũng vậy, đích thân tên giám đốc trại mang cơm xuống trước khi phần cơm đó được kiểm tra cẩn thận.

Không bị hỏi cung, tra tấn nhưng không có ai trò chuyện khiến tôi rất khó chịu. Để giải quyết sự khó chịu đó tôi lại hát. Vừa hát, tôi vừa xem “ti vi”. “Ti vi” là một cái lỗ nhỏ xíu do tôi tạo ra trên góc tấm ri đô che chắn bên ngoài của song sắt. Trong thời gian ở sở thú tôi có dấu một góc lưỡi lam do đồng chí cọt vê lén đưa. Bây giờ, góc lưỡi lam ấy trở thành tài sãn duy nhất và quí giá nhất của tôi. Góc lưỡi lam ấy trở thành một vật có hàng ngàn công dụng, công năng. Hàng tháng, chúng cho người cắt tóc, cạo râu cho tôi nhưng tôi vẫn thích tự “cạo râu” bằng cách trở cạnh không bén của lưỡi lam kẹp sợi râu giật mạnh. Góc lưỡi lam ấy còn là “lịch” ngày của tôi. Mỗi ngày, tôi khắc lên góc tường một dấu. Tóm lại, từ góc lưỡi lam ấy, tôi tự nghĩ ra nhiều trò tiêu khiển.

Tôi dùng góc lưỡi lam khoét một lổ nhỏ trên tấm ri đô để làm “ti vi”. Qua chiếc “ti vi” ấy, tôi quan sát những diễn biến bên ngoài. Cũng từ chiếc “ti vi” ấy, tôi nhìn được gương mặt thân yêu của hai đồng chí đã hy sinh anh dũng trong trại. Đó là đồng chí Nguyễn Hữu Lớn và đồng chí Nguyễn Tô.

Tôi không nhớ chính xác thời gian nhưng lúc đó là mùa hanh khô. Cái nóng bên ngoài lùa xộc vào tận góc kín của phòng giam khiến mồ hôi chảy ròng ròng đến tưởng chừng khô cạn nước trong người. Tôi đang nằm áp sát người xuống nền xi măng để tận hưởng hơi mát chợt nghe có tiếng cửa sắt bên ngoài mở ken két, rầm rầm. Tôi ghé mắt nhìn qua “ti vi” thì thấy bọn chúng lôi xệch hai người thanh niên ném vào một phóng giam. Thân thể, gương mặt của hai người đầy máu và biến dạng.

Khoảng 6 giờ chiều, tôi nghe tiếng một tên gác gọi: “Nguyễn Hữu Lớn, chuẩn bị đi”. 7 giờ tối chúng lôi xệch đồng chí có tên gọi là Lớn ném phịch vào phòng giam. Lát sau, tôi nghe đồng chí Lớn rên ngắt quãng: “Cha ơi!… Mẹ ơi! …Con ơi!… Em ơi!…”, rồi im lặng. Nửa giờ sau tôi nghe một tên gác nói với đồng bọn:

-Nó ngủm rồi. Mấy tay hỏi cung đánh ác nghiệt quá. Mấy chả lấy bao bố phủ lên ngươi rồi lấy chày vồ bửa thì làm sao sống nổi.

Tiếng tên khác:

-Thiếu tướng nghe mày bình luận thì đời mày tiêu đó. Không muốn chết thì nó phải khai. Ai biểu nó cứng đầu. Đi vô trỏng vác xác thằng Việt Cộng đem ra cầu Bình Lợi cho nó “mò tôm” mau đi cha nội.

Tôi thấy chúng lấy bao ni lon bọc xác đồng chí Lớn , dùng dây chì kẽm bó lại rồi đưa đi. Hai ngày sau, đồng chí Nguyễn Tô cũng lâm vào cảnh tương tự.



Đến năm 1960, trại giam tổng nha xây thêm một trại B gồm 10 phòng. Tôi và một phạm chính trị “cứng đầu” được sang “nhà mới”. Tôi được “cấp” phòng giam số 10. Phòng này là phòng duy nhất có toa lét riêng. Từ đó có thêm số 10 kèm theo tên của tôi: Mười Trí hoặc Mười Thương.

Cũng cần nói thêm rằng, trong trại giam của tổng nha cảnh sát, ngoài tù chính trị cộng sản còn có tù chính trị thuộc các phe đối lập khác của chính quyền Ngô đình Diệm.

Một ngày nọ, tôi thấy bọn cảnh sát ở tổng nha chạy rần rật một cách khác thường. Mấy ngày sau, qua một “bản tin mật” của các đồng chí trong tù, tôi được biết, ngày 26/4/1960 một nhóm gồm 18 nhân vật có vai vế trong chinh quyền Diệm họp mật tại caravell để đề ra một bản tuyên ngôn phản đối chế độ độc tài của Diệm. 18 nhân vật ấy gồm: Lê Ngọc Chấn, Trần Văn Dân, Trần Văn Đỗ, Trần Văn Tuyên, Trần Văn Lý, Trần Văn Hương, Nguyễn Lưu Viên, Huỳnh Kim Hữu, Phan Huy Quát, Nguyễn Tăng Nguyên, Nguyễn Tiến Hỷ, Lê Quang Luật, Phạm Hữu Chương, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất, Lương Trọng Tường và Linh mục Hồ Văn Vui.. Trong đó có 10 nhân vật đã từng kề vai sát cánh với Diệm khi Diệm chưa có quyền hành trong tay. Sau đó cả nhóm này lần lượt bị bắt, một số được đưa vào nhốt tại tổng nha. Nhu đã mỉa mai gọi nhóm này là “các nhà chính trị gia sa lon” .

Trong số “chính trị gia sa lon” ấy, tôi nhận ra 2 cái tên. Đó là Trần Văn Lý và linh mục Hồ Văn Vui. Đó là bậc ân nhân thật sự của Diệm trong thời gian y còn là một kẻ thất cơ lỡ vận. Lúc mới được tổ chức giao nhiệm vụ nghiên cứu về Diệm để chuẩn bị kế hoạch ám sát y, tôi đã có dịp nghiên cứu về hai nhân vật này. Hai nhân vật này đã quay lưng với Diệm, có nghĩa là Diệm đã gần “tới số” .

Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương và một số “chinh trị gia sa lon” khác cùng được vào tá túc chung…mái nhà với tôi. Lúc này, bọn cai ngục đã “nới tay” với tôi. Chúng đã cho tôi được ra ngoài tắm nắng.



Ngày 11/11/1960, tôi lại nghe tin đại tá Nguyễn Chánh Thi - chỉ huy trưởng lực lượng lính nhảy dù và trung tá Vương Văn Đông , hai sỹ quan “ruột” của quân đội đã thực hiện cuộc đảo chánh Diệm. Trong số những quân nhân đảo chánh có Nguyễn Triệu Hồng, Phan Trọng Chinh, Phạm Văn Liễu, Nguyễn Huy Lợi,…Ngoài ra còn có các tổ chức chính trị dân sự làm “mồi” hậu thuẫn như Liên Minh Dân Chủ, Mặt Trận Quốc Gia Đoàn Kết, Lực lượng nghiệp đoàn (của ông Bùi Lượng), Lê Vinh (nhóm Duy Tân), Phan Bá Cầm, Nguyễn Bảo Toàn (nhóm Hoà Hảo), Vũ Hồng Khanh, Xuân Tùng (nhóm Việt Quốc)… “Mặt trận quốc dân đoàn kết” do Nhất Linh Nguyễn Tường Tam và Phan Khắc Sửu (Cao Đài), Nguyễn Thành Vinh, Trương Bảo Sơn (nhóm Việt Quốc), bác sỹ Phan Quang Đán lãnh tụ nhóm Tự Do dân chủ. Cuộc đảo chánh thất bại thảm hại. Cả đám con rối chính trị, một số chạy ra nước ngoài tháo thân, một số bị gom vào nhà tù, một số bị cách chức đuổi về quê.

Nghe tin này, tôi cảm thấy vui sướng khó tả. Vậy là những lới khai của tôi có kết quả. Nội bộ của Diệm đã có biểu hiện lục đục, kình chống nhau rỏ ràng.

MƯỜI TÁM SÀI GÒN SOÁN NGÔI ĐỔI CHỦ

Sau cuộc trả thù đẫm máu tổng thống của mình, bọn đảo chánh bắt đầu tranh nhau địa vị, chức tước, quyền hành. Bọn chúng đang lo củng cố ngôi vịû và sàng lọc nội bộ, lừa miếng nhau nên chưa có thời gian kiểm tra tù chinh trị. Nhờ vậy, nhiều đồng chí của ta được tổ chức đưa ra khỏi tù bằng cách đưa tiền hối lộ cho những tên trong hội đồng xét duyệt phóng thích tù chínmh trị. Khi này, Nguyễn Chữ vẫn còn ở Côn Đảo. 4 ngôi sao cộng sản trong nhà tù Côn Sơn và các đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Trần Quốc Hương… ra khỏi tù trong dịp này. Nhiều cán bộ của ta bị giam ở tổng nha cảnh sát cũng được gia đình (do Trung Ương tổ chức) nhanh tay lo tiền đưa ra ngoài hết. Kim Hưng cũng thoát ra trong dịp này. Khi Nguyễn Chữ được bọn phản chủ lôi từ trong tù ra và giao việc đã vội vàng xuống các trại kiểm tra “mấy ông cộng sản” thì mọi việc đã xong.

Giữa lúc Sài Gòn sôi động chính trị, bọn chúng đưa tôi về đất liền, giam tại tổng Nha Cảnh Sát. Tôi vẫn phải “ở tù” mặc dù báo chi lúc bấy giờ đã loan tin tôi được thả.

Một hôm, Nguyễn Chữ – Lúc này đã được phóng thích và được bọn đảo chánh trao cho chức vụ Uỷ Viên An Ninh Kiêm Chủ Tịch hoÄi đồng cứu xét phóng thích chính trị phạm gọi tôi lên văn phòng. Với vẻ mặt tự đắc của một con cáo vừa thoát bẫy, Chữ bắt tay tôi:

-Ô! Khoẻ không đồng chí cộng sản núp bóng Cao Đài?

Tôi nghiêm nghị nhìn thẳng vào mắt hắn:

-Vẫn khoẻ, thưa ngài “tù Côn Đảo”.

Hắn dấu tức giận dưới nụ cười bí hiểm, mời tôi điếu thuốc:

-Nếu tôi thả anh ra, anh sẽ làm gì?

Tôi biết Chữ đang dùng nghiệp vụ để thăm dò thái độ chính trị của tôi. Tôi cười, hỏi lại:

-Không lẽ tôi làm chủ tịch hội đồng phóng thích phạm nhân như anh? Tôi đâu có lèo lái chính trị giỏi như anh?

Chữ xám mặt chỉ một tích tắc rồi tươi nét mặt lại đúng kiểu cách một tên “sớm đầu tối đánh”:

-Hừm! Anh mà ra khỏi tù, chắc anh theo cô Kim Hưng?

Hắn biết tôi và Kim Hưng có tình cảm với nhau và hắn cũng biết Kim Hưng là cộng sản. Hắn mượn câu nói đó để khẳnh định tôi là cộng sản chứ không phải Cao Đài.

Tôi trả lời:

-Mấy anh trả tự do cho tôi thì tôi cám ơn. Còn không được thả thì tôi xem như chế độ Ngô Đình Diệm còn nguyên.

Nghe tôi nói xong, Chữ đanh mặt lại:

-Thôi, anh về trại giam. Tôi sẽ nghiên cứu giúp anh tự do.

Thế là tôi tiếp tục ngồi tù.

Một ngày nọ, bọn chúng đưa một người tù được chuyển từ trại giam Mang Cá vào. Đó là đồng chí Mười Hương. Nhân lúc không ai để ý, tôi tiếp xúc với Mười Hương. Tôi tranh thủ báo cáo những diễn biến chính trị mà tôi nắm được cho đồng chi Mười Hương. Đồng chí Mười Hương đưa cho tôi một chiếc đồng hồ rồi hướng dẫn tôi:

-Khi ra tù, chú mày đem chiếc đồng hồ này đến địa chỉ X. ở Thị Nghè gặp anh Y, sẽ được bố trí công tác.

Đồng chí Mười Hương là đầu mối chỉ huy một mạng lưới tình báo của ta ở Sài Gòn.

Sau khi Diệm, Nhu bị thanh toán, một thời gian sau, Mỹ mới giật mình nhận ra trong đám tướng lãnh đảo chánh 1963 toàn là phe thân Pháp. Bọn chúng đã nhận ra bọn thân Pháp đã xài tiền Mỹ thực hiện cuộc đảo chánh cho Pháp. Thế là Mỹ lại xúi Nguyễn Khánh tổ chức một cuộc đảo chánh để sàng lọc nội bộ hòng gỡ lại “tiền”.

Nguyễn Khánh đã lọc những tay thân Pháp ra khỏi bộ máy tay sai của Mỹ tại miền Nam qua cuộc đảo chánh ngày 31/1/1964. Kim, Xuân, Đôn, Đính (những con cờ của Pháp) bị bắt giam.

Ngày 7/2 /1964, Dương Văn Minh được quan thầy Mỹ chọn làm quốc trưởng, Khánh làm thủ tướng. Thời gian này, sinh viên học sinh xuống đường biểu tình rần rộ.

Những ngày ở đây, tôi được chứng kiến nhiều em sinh viên bị chúng bắt về do biểu tình chống đối rất đông. Không đủ chỗâ giam giữ nên chúng bắt các em ngồi ngoài sân để phân loại bằng “phích”. Phích là thẻ tù dùng để phân loại em nào đi Phú Lợi, em nào đi nhà tù khác. Do làm phích không xuể, chúng bắt tôi lên làm phụ .

Những ngày lamø phích tôi mới biết mình có phích đi an trí xét lại 2 năm. An trí tức là vào trại cải huấn để điều tra thêm. An trí cũng có nghĩa là đi ăn đòn để tuyên thệ ly khai cộng sản. Có lẽ đây là ý đồ của Nguyễn Chữ. Nguyễn Chữ đã nghi ngờ tôi là cộng sãn chính hiệu.Về nguyên tắc của bọn chúng thì thời gian an trí chỉ có 2 năm chứ không hơn, nhưng sau 2 năm, chúng lại xét tiếp 2 năm nữa. Đối với tù chính trị “cứng đầu”, chúng cứ xét mãi miết hết 2 năm này lại đến 2 năm khác.

Cũng trong thời gian này, bà luật sư Ngô Bá Thành và nhà Báo Nguyễn Lâm bị bắt trong phong trào trí thức biểu tình đòi quyền tự quyết đuổi Pháp Mỹ ra khỏi đất nước Việt Nam. Vừa gặp tôi, bà Thành lẫn Nguyễn Lâm đều ngạc nhiên cho biết:

-Uûa? Báo chí đăng tin Hà Minh Trí đã được thả rồi mà? Sao còn bị giam ở đây?

Những người này hướng dẫn tôi viết một lá thư gởi cho chính quyền nguỵ kể rỏ: Tôi là người chống Diệm, nay Diệm không còn, tại sao không thả tôi?

Sau khi được thả, luật sư Nguyễn bá Thành và Nguyễn Lâm đã viết nhiều bài báo về chuyện tôi vẫn còn bị cầm tù để làm áp lực với chính quyền mới của Nguỵ.

Tôi còn viết một là thư gởi cho anh Phạm Ngọc Chẩn cầu cứu.

Đúng lúc đó lại xãy ra một cuộc đảo chánh và Phan Khắc Sửu làm quốc trưởng.

Ngày 27/8/1964, một vở kịch “Tam đầu chế” do Mỹ soạn thảo gồm Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh lãnh đạo hội đồng quốc gia. Ngày 8/9/1964 một thượng hội đồng quốc gia được thành lập gồm 16 người. Trong đó có Phan Khắc Sửu. Ngày 27/9/1964, Phan Khắc Sửu được làm chủ tịch thượng hội đống quốc gia.

Ngày 24/10/64, Phan Khắc Sửu làm quốc trưởng. Liên tục trong 2 năm, nhân dân miền nam chóng mặt với những vở kịch chính tri của chính quyền nguỵ tại Sài Gòn. Bọn chúng nháo nhào lộn xộn, đảo chánh lật đổ nhau liên tục

Khi Sửu làm quốc trưởng, Hiểu được làm tổng giám đốc Nha cảnh sát . Lúc này những người Cao Đài có dịp được nâng đỡ.

Giám đôc trung tâm thẩm vấn ( gọi là chủ sự) là Phan Trung Chánh thay tên Cung (cũ). Sau 1 tuần lễ nhậm chức chủ sự Phan Trung Chánh mời tôi lên văn phòng.

Chánh bảo tôi:

-Bây giờ cụ Sửu đã làm quốc trưởng rồi. Phe Cao Đài tụi mình được dịp ngon lành. Tôi nghe nói, anh cũng là Cao Đài đã từng “ngồi đảo” chung với cụ Sửu. Bởi vậy tổng giám đốc nha cảnh sát đã ra khẩu lệnh cho tôi thả anh.

Dứt lời, Chánh gọi một nhân viên tên Hiệp:

-Này, toa làm hồ sơ thả anh Hà Minh Trí ra mau. Anh Trí là người của cụ Sửu đó. Liệu mà đối xử tử tế nghe.

Nghe Chánh nói, lòng tôi rất mừng. Cánh chim tự do sắp được tung bay. 8 năm tù ngục sắp lùi về phía sau cuộc đời. Tuy vậy, tôi vẫn đề phòng, hỏi thăm dò Chánh:

-Cụ Sửu là một chính khách lớn, làm sao có thời gian quan tâm đến tôi?

Chánh tròn mắt:

-Trời! Báo chí đăng bài kêu gọi thả anh ra mỗi ngày. Có báo còn “khều” cụ Sửu: Khi nào thả nhân vật Cao Đài ám sát tổng Ngô?

Chánh tỏ ra xun xoe với tôi:

-Thế nào anh cũng được cụ Sửu trọng dụng. Dù gì thì anh cũng là đồng chí của cụ trên Côn Sơn. Hầy! Nếu có “vị trí” nhớ đến tôi nghen. Tôi là người thả anh mờ.

Chánh lu loa kể:

-Anh biết vì sao năm 1963, Diệm đã bị giết mà anh còn bị giam hoài không? Vì cái đám Cần Lao Nhân Vị của Ngô Đình Nhu còn núp trong bộ máy cảnh sát đã ém hồ sơ anh lại. Chúng không lén lút thủ tiêu anh là may lắm rồi. Bọn này vẫn còn nuôi mộng tái lập lại chế độ họ Ngô.

Chánh cho biết thêm, sau đảo chánh 1963, Mai Hữu Xuân đã ra lệnh đưa tôi về đất liền cho hắn gặp. May cho tôi, sau đó, Mai Hữu Xuân bị đồng bọn tẩy chay, nếu không, hắn sẽ gặp tôi để “đòi món nợ lời khai năm 1957”. Chánh làm sao hiểu được Xuân muốn gặp tôi để làm gì.

Chánh là một tên có học vị nhưng thiếu người đỡ đầu. Thuở ly loạn nhiều tên đi làm việc nhưng không có chính kiến rỏ ràng, gió bề nào che bề ấy. Bọn này luôn mong có một chỗ dựa. Chánh cũng thuộc loại người này.

Tên thư ký hoàn tất thủ tục. Tôi bước ra cổng nhà tù, Chánh còn nói với theo: “Nhớ tôi nghen!”. Lúc ấy, nắng đã nghiêng về chiều. Tôi đứng thẳng người hít một hơi thật đầy phổi cái không khí tự do. Tôi tự nhủ: “Tổ quốc ơi! Đảng ơi! Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ và đang sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới”.

Đó là ngày 10/03/1965.

(Còn nữa)

Tác giả: Nông Huyền Sơn.

(*Chú ý: Sách đang phát hành. Có bán tại các nhà sách trên toàn quốc và các nhà sách tiếng Việt tại hải ngoại. Tác giả giữ bản quyền. Không được sao chép, in ấn, sử dụng dưới mọi hình thức nếu chưa được sự đồng ý của tác giả).

* Có thể bạn gặp nhiều lỗi chính tả và lỗi tab trong văn bản gốc. Xin vui lòng đừng quan tâm. Vì đó là cách hạn chế việc sử dụng trái phép, tranh chấp tác quyền sau này.

* Những quan điểm chính trị trong tác phẩm là quan điểm của nhân vật chính.



* Để đọc được trọn vẹn tác phẩm, hãy tìm mua. Tác giả chân thành cám ơn sự ủng hộ của đọc giả.
Hà Quang Long, Giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Ninh đã gửi tặng Mark và bạn gái Priscilla Chan hai bó hoa tươi thắm kèm lời chúc Giáng sinh an lành hạnh phúc đến cặp đôi này vì đã chọn vịnh Hạ Long để tận hưởng đêm Noel 2011.



Sau cả đêm nghỉ ngơi và tham quan trên vịnh Hạ Long, 11 giờ sáng nay 25.12, chiếc tàu Phượng Hoàng Lửa (số hiệu QN 4338) chở đoàn du lịch của Mark Zuckerberg (CEO Facebook) chính thức cập bến tàu Hòn Gai (số 98 đường Bến Tàu, TP.Hạ Long, Quảng Ninh).

Theo thông tin từ chủ tàu Phượng Hoàng Lửa thì Mark Zuckerberg và đoàn du lịch của mình có tổng cộng 9 người (bao gồm cả vệ sĩ).

CEO Facebook đã thuê thuyền kayak tự mình chèo đi tham quan trên vịnh. Sau đó, cả đoàn còn tiếp tục đi thăm một số hang động nổi tiếng của vịnh Hạ Long.

Theo chủ tàu thì lẽ ra đoàn của Mark Zuckerberg sẽ cập bến tàu Hòn Gai vào khoảng 9 giờ 30 sáng nay. Tuy nhiên, chính Mark đã liên tục thay đổi địa điểm và đến 11 giờ thì bến tàu Hòn Gai là nơi được chọn để cập bến.

Ngoài ra, theo thông tin của Thanh Niên, Mark Zuckerberg và đoàn của mình đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng cho chuyến đi nhằm đánh lạc hướng với giới truyền thông.

Toàn bộ chuyến đi tham quan của Mark Zuckerberg đã được một công ty truyền thông trong nước tổ chức.

Mark Zuckerberg đã thuê khá nhiều hãng tàu tại Hạ Long để đi tham quan, đồng thời cũng đặt phòng ở nhiều khách sạn lớn nổi tiếng như Hòn Gai, Novotel... Tuy nhiên, cuối cùng Mark Zuckerberg cùng bạn gái và đoàn của mình đã quyết định nghỉ đêm trên vịnh.

Mặc dù chuyến đi của CEO Facebook mang tính chất cá nhân nhưng sáng nay Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ninh cũng đã có mặt tại bến tàu Hòn Gai trao tặng Mark Zuckerberg một bó hoa nhằm chào đón anh chàng tỉ phú thế giới trẻ tuổi này đến tham quan vịnh Hạ Long.

Đáp lại thịnh tình và sự hiếu khách của tỉnh Quảng Ninh, chàng tỉ phú giản dị Mark đã mời đoàn đại biểu của Sở VH-TT-DL cùng PV Thanh Niên (là phóng viên duy nhất) lên một xuồng nhỏ để đi ra tàu Phượng Hoàng Lửa cùng tham quan và trò chuyện.

Tại đây, ông Hà Quang Long, Giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Ninh đã gửi tặng Mark và bạn gái Priscilla Chan hai bó hoa tươi thắm kèm lời chúc Giáng sinh an lành hạnh phúc đến cặp đôi này vì đã chọn vịnh Hạ Long để tận hưởng đêm Noel 2011.

Trong phong cách giản dị quen thuộc của mình, Mark cũng gửi lời cám ơn vì sự thịnh tình và hiếu khách nói riêng của người dân và chính quyền tỉnh Quảng Ninh và người dân VN nói chung.

Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên vì sao chọn Hạ Long làm điểm dừng chân cho đêm Giáng sinh của mình, Mark cho biết: "Đơn giản bởi vì vịnh Ha Long rất đẹp. Bản thân tôi và bạn gái cùng cả đoàn đã có có một đêm thú vị tại Hạ Long".
Rất gần gũi và cởi mở, Mark đã thoải mái nhận lời chụp ảnh lưu niệm cùng đoàn đại diện Sở và PVThanh Niên.

Chỉ trong vài phút ngắn ngủi nhưng Mark tỏ ra là một người thân thiện, dễ gần và rất thoải mái. Sau khi chụp hình lưu niệm xong, Mark đã cho xuồng nhỏ đưa đoàn vào đất liền trước.

5 phút sau, Mark cùng bạn gái của mình và cả đoàn mới đi xuồng nhỏ vào đất liền. Sau đó 9 người lên hai xe ô tô chạy thẳng về đồi ông Giáp (Bãi Cháy) để lên trực thăng kết thúc chuyến thăm thú vị vịnh Hạ Long.

Theo nguồn tin của chủ tàu Phượng Hoàng Lửa thì Mark và bạn gái sẽ bay thẳng về Hà Nội. Tuy nhiên, một số thông tin trên các trang mạng khác lại cho biết Mark và bạn gái có thể tiếp tục bay lên Sa Pa (Lào Cai) để du lịch.

Theo nguồn tin của chủ tàu Phượng Hoàng Lửa thì Mark và bạn gái sẽ bay thẳng về Hà Nội. Tuy nhiên, một số thông tin trên các trang mạng khác lại cho biết Mark và bạn gái có thể tiếp tục bay lên Sa Pa (Lào Cai) để du lịch
Sáng 23 - 8, tại Hội trường UBND tỉnh, UBND tỉnh phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Ban liên lạc họ Hà Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học về các danh nhân họ Hà châu Vị Long - Tuyên Quang và giá trị tấm bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc.

XEM VIDEO CHI TIẾT >>

Dự hội thảo có đồng chí Vũ Thị Bích Việt, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; nhà sử học Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; Giáo sư, nhà giáo nhân dân Đinh Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; Hà Văn Lợi, Trưởng Ban liên lạc họ Hà Việt Nam; các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà sử học thuộc Viện Sử học Việt Nam; Viện Nghiên cứu Hán Nôm; Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh, các huyện, thành phố; đại biểu họ Hà đến từ các tỉnh, thành phố trong nước.

Các tham luận của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà sử học tại hội thảo tập trung đánh giá sự nghiệp, cống hiến của Thái phó Hà Di Khánh và dòng họ Hà ở châu Vị Long (huyện Chiêm Hóa ngày nay) thời Lý đối với dân tộc; những giá trị lịch sử, văn hóa của tấm bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc; vị trí địa - chính trị của châu Vị Long dưới sự cai quản của dòng họ Hà dưới thời Lý.

Theo tài liệu lịch sử và văn bia, Thái phó Hà Di Khánh châu mục châu Vị Long được vua Lý Nhân Tông (1072- 1128) gả em gái là Công chúa Khâm Thánh vào năm 1082 và được phong chức là Tả đại liêu ban. Từ năm 1086, Thái Phó Hà Di Khánh giữ chức Tri châu Vị Long, Tiết độ sứ, Kim tử Quang lộc đại phu, Kiểm hiệu Thái phó; Đồng trung thư môn hạ Bình chương sự, kiêm Quản nội khuyến nông sự. Kiêm quản 49 động, 15 huyện, thượng ấp 3.900 hộ, thực phong 900 hộ.

Phát biểu kết luận hội thảo, nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định công lao đầu tiên và quan trọng nhất của Thái phó Hà Di Khánh đối với lịch sử dân tộc là góp phần ổn định vùng biên cương phía Bắc của Tổ quốc dưới vương triều Lý; ổn định chính trị và phát triển kinh tế nông nghiệp trong phạm vi châu Vị Long bấy giờ. Năm 1107, Thái phó Hà Di Khánh đã cho xây dựng chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, dựng bia đá để ghi lại giáo lý đạo Phật và công đức của dòng họ Hà.

Những sự kiện đã từng diễn ra tại di tích, tuy chỉ của một dòng họ thế tập nhưng thông qua các mối quan hệ của dòng họ này với triều đình nhà Lý có thể thấy được những sự kiện quan trọng trong chính sách đối nội của triều Lý đối với vùng biên giới. Sự kiện dựng chùa thờ Phật - quốc giáo của nước Đại Việt thời Lý tại một nơi xa xôi hẻo lánh như Vị Long cũng chứng tỏ rằng dưới triều Lý, kinh tế miền núi phát triển mạnh. Trong suốt gần 200 năm dưới vương triều Lý, làm châu mục Vị Long, dòng họ Hà đã có nhiều công lao trong việc giữ vững an ninh và xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa ở một vùng biên giới, nơi mà triều đình nhà Lý rất khó kiểm soát. Điều này cũng nói lên rằng, đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và Tuyên Quang nói riêng có ý thức tự cường và lòng yêu nuớc vô hạn và nhà Lý đã thành công trong việc tập hợp khối đoàn kết dân tộc trong chiến đấu bảo vệ cũng như xây dựng Tổ quốc.

Hiện nay, Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (tại xã Yên Nguyên) đã được xây dựng lại. Trong Hậu cung thờ Phật, phía ngoài thờ Tổ đường họ Lý, Tổ đường họ Hà. Với những ý nghĩa, giá trị lịch sử, văn hóa, trong thời gian tới Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc tiếp tục được trùng tu, tôn tạo, để đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện và du khách gần xa.

















BLL Họ Hà Việt nam do cụ Hà Văn Lợi (97 tuổi), các bác Hà Quang Dự, Hà Phúc Mịch, Hà Văn Tăng, Giáo sư sử học Nguyễn Minh Tường, GS Hà Đình Đức... và một số đại biểu đại diện cho họ Hà VN, Hà Nội, Phú Thọ, Hưng Yên, Hải phòng đã lên Chiêm Hóa Tuyên Quang để dâng hương bia đá cổ nhất họ Hà là Bia Bảo Ninh Sùng Phúc - dựng bởi cụ Hà Hưng Tông - năm 1107 viết về 8 đời họ Hà đều làm chức Châu Mục Châu Vị Long, 2 đời phò mã của vua Lý, giúp Lý Thường Kiệt tiến đánh Ung Châu phá tan âm mưu xâm lược của quân Tống.

XEM VIDEO TƯỜNG THUẬT TOÀN BỘ BUỔI HỘI THẢO





 
 

Bác Hà Phúc Mịch - Phó CT TW Hội Nông Dân Việt nam đã có công lớn khi tổ chức thực hiện chuyến đi về Tuyên Quang của BLL Họ Hà Việt nam

Tại buổi tọa đàm do BLL Họ Hà và Ủy ban ND Huyện Chiêm Hóa tổ chức , Giáo sư sử học Nguyễn Minh Tường , Đại diện Ban quản lý dự án Trùng tu Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, Viện bảo tàng tỉnh TQ cùng các ĐB đã diễn ra thành công tốt đẹp khi làm rõ hơn nhiều vai trò của Văn Bia và giai đoạn lịch sử của họ Hà tại đây, đồng thời đưa ra thông điệp tiến tới thực hiện nhiều hơn các Hội thảo sử học quy mô lớn và tiến tới kêu gọi nhiều hơn con cháu họ Hà tham gia hướng về đất Tổ






Buổi tọa đàm đã có mặt của Chủ Tịch UBND Huyện Chiêm Hóa, điều hành bởi ông Hà Văn Tăng - Nguyên cục trưởng cục Văn hóa cơ sở



Ông Hà Văn Tăng dẫn chương trình tọa đàm



Cụ Hà Văn Lợi - trưởng ban đọc diễn văn khai mạc



Chủ tich Chiêm Hóa phát biểu ý kiến đại diện cho địa phương



Giáo sư - Tiến sỹ - Viện sử học Việt nam Nguyễn Minh Tường đọc tham luận



Đại diện BLL Họ Hà Tuyên Quang



Nhà báo Hà Tuấn Ngọc đại diện Phú Thọ phát biểu



Giáo sư Hà Đình Đức phát biểu



Bác Hà Quang Dự là một trong những người tìm ra tấm bia cổ từ những năm 1970



Phó giám đốc Viện bảo Tàng Tuyên Quang



Cụ Hà Văn Lợi trao quà lưu niệm bức "Rồng thiêng xuất hiện đúng Đại lễ 1000 năm" của bác Hà Đình Đức cho UBND Huyện Chiêm Hóa



Các đại biểu tham dự buổi tham luận



Ban liên lạc Họ Hà chụp ảnh lưu niệm với Huyện ủy và UBND Huyện Chiêm Hóa, Xã Yên Nguyên và ban quản lý trùng tu di tích chùa Bảo Ninh Sùng Phúc



Ban LLHHVN thăm khu tưởng niệm "Đại Hội II" của Đảng CSVN tại Tuyên Quang



Đ/c Chủ tịch UBND Tỉnh Tuyên Quang tiếp đón Ban liên lạc họ Hà Việt nam tại Thành phố Tuyên Quang và hứa sẽ cùng tham gia bảo vệ tốt hơn di tích lịch sử vô cùng quý giá với họ hà và cả tỉnh Tuyên Quang.



Cụ Hà Văn Lợi trao quà lưu niệm bức "Rồng thiêng xuất hiện đúng Đại lễ 1000 năm" của bác Hà Đình Đức cho UBND Tỉnh Tuyên Quang



Ủy Ban ND Tỉnh Tuyên Quang chụp ảnh lưu niệm với Ban liên lạc họ Hà

Thư viện hình ảnh


















Fanpage họ Hà

Bài hát về họ Hà

ĐỌC NHIỀU NHẤT