Ngôi nhà nhỏ lọt thỏm trong một vườn cây, hoa lá, kiểng cổ xum xuê đủ chủng loại: Mai vàng, các loại xương rồng, mai chiếu thuỷ, gừa, ổ rồng… Loại nào cũng có giá trị hạng trung đối với dân chơi kiểng. Và toàn bộ khuôn viên ngôi nhà lại lọt thỏm trong một xóm dân cư bình dân, thâm trầm giữa um tùm cây trái của ấp Thái Ninh, phường II, thị xã Tây Ninh. Cách đó không xa, con rạch Vàm Cỏ – Nơi tiếp nối thượng nguồn từ biên giới Campuchia ở hướng tây xuyên những cánh đồng lúa, vườn tược tươi tốt hoà vào một dòng chảy khác rồi tách ra để thành hai dòng sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây chảy thẳng ra biển đông mênh mông. Con sông xanh biếc trong veo quanh năm ấy đã hoá thành thơ ca, đã đi vào lịch sử kháng chiến vệ quốc vĩ đại của con người Việt Nam . Dòng chảy của nó đến đâu thì nơi đó có những con người dũng cảm tạo nên hàng vạn kỳ tích chiến đấu.
Chỉ cần ngôi nhà được cơi nới thêm một tầng thì chắc chắc nó sẽ được đưa lên hàng “biệt thự”. Tuy nhiên, cái dáng vẻ nhỏ thó, cũ mèm, khiêm tốn, khiến nó chỉ đáng là một ngôi - nha ø- có - vườn - hoa - kiểng. Trông cái hình dáng của nó, người ta cảm nhận rất rõ một chân dung rắn rỏi, cương nghị, không phô trương nhưng sắc xảo, nhỏ thó nhưng chắc chắn, lãng mạn nhưng nghiêm khắc. Nhìn ngôi nhà, không ai có thể nghĩ rằng đó là nơi trú ngụ của một cặp vợ chồng già là cán bộ công an hưu trí. Và có lẽ cũng ít ai ngờ rằng, có một dạo, chủ nhân ngôi nhà ấy đã được đăng ảnh trên trang nhất các báo trong nước, ngoài nước cách nay ngót nghét nửa thế kỷ kèm theo hàng tin làm chấn động dư luận: Kẻ ám sát tổng thống Ngô Đình Diệm.
Thuở ấy, dư luận báo chí trong nước lẫn ngoài nước đều cho rằng nhân vật ám sát tổng thống họ Ngô là người của Cao Đài Liên Minh. Họ cho rằng phát súng ám sát ấy chỉ là một tiếng động khởi phát từ sự bức xúc của tôn giáo, bùng phát từ nỗi hận thù tín ngưỡng của Cao Đài giáo trả đũa lại những hành động đàn áp của tổng thống họ Ngô. Dư luận lúc ấy đã tiếc nuối cho rằng, phát súng ấy đã không thành công, không giết chết được vị tổng thống có nhiều nợ máu với dân tộc Việt và phát súng ấy đã không hoàn thành được vai trò của sứ mạng lịch sử. Phát súng ấy chỉ là một tiếng động nhỏ nhoi lẽ loi trong vô vàn tiếng súng hướng về phía chính quyền Ngô Đình Diệm.
Nhưng nhận định ấy chỉ là dư luận nhất thời chứ không là lịch sử.
Gần 20 năm sau, khi Ngô Đình Diệm và chế độ Nguỵ của ông ta đã “xanh mồ” ,ø nguôi ngoai trong ký ức dư luận, khi chiến thắng mùa xuân 1975 đã đưa dân tộc Việt Nam thống nhất một cõi, đất nước Việt Nam hoàn toàn sạch bóng ngoại xâm, lịch sử đã chứng minh và đính chính lại những gì chưa đúng với sự thật, chưa đúng với diễn biến thực tế. Lịch sử đã nhìn nhận khách quan và chứng minh vai trò xuất sắc của phát súng ám sát họ Ngô năm nào. Mới đây, ban nghiên cứu lịch sử ngành công an Việt Nam đã đánh giá rằng: Phát súng ấy không giết chết họ Ngô ngay thời điểm ấy nhưng âm vang của của phát súng đã tạo nên những loạt súng căm thù khác hướng về phía tổng thống họ Ngô. Phát súng ấy đã tạo nên lòng nghi kỵ của họ Ngô và các tướng lĩnh của ông ta; đã tạo nên lòng hận thù trong lòng địch. Từ đó, phát súng đã tạo nên những cuộc đảo chính do thuộc hạ của Diệm dành cho Diệm. Và cuộc đảo chính năm 1963 đã thật sự đưa họ Ngô và chính quyền của ông ta xuống tử huyệt, đồng thời tạo nên sự xáo trộn triền miên trong hàng ngũ những kẻ kế thừa ông ta đi theo con đường ngược lòng dân, góp phần làm suy yếu địch dẫn đến chiến thắng mùa xuân 1975.
Sau vài lần hẹn trước, tôi gặp được ông. Đó là một người đàn ông tầm thước, dáng đi hơi khập khiểng nhưng nhanh nhẹn-cái nhanh nhẹn của con nhà võ.
Chủ nhân ngôi nhà là một người đàn ông độ tuổi “cổ lai hy”, tầm thước, giản dị, không cao to như chúng tôi từng nghĩ và chẳng có chút dáng dấp của một sát thủ. Gương mặt đôn hậu của ông trông giống một kỹ sư nông nghiệp hơn một kẻ đã từng gây chấn động một góc trời chính trị thế giới ở thập niên 60.
Ông đón tôi vào nhà bằng câu xác định: “Đúng. Tôi là Mười Thương, Triệu Thiên Thương; Mười Trí, Hà Minh Trí; Đinh Dũng; Phan Văn Điền”.
Trong khi chờ đợi ông pha ấm trà, tôi lơ đễnh nhìn ra khoảng vườn rậm rạp, nơi đó, một người phụ nữ luống tuổi, tóc cắt gọn, vận chiếc quần đùi kiểu cầu thủ đá banh đang tất tật với nồi cám heo. Không ngẫng lên, ông thủ thỉ:
-Bả đang chăm sóc mấy con heo kiếm thêm chút đỉnh tiền chợ. Mấy đứa nhỏ lớn hết rồi. Đứa đi làm việc, đứa đi học ở thành phố. Giờ chỉ còn “hai đứa già” ở nhà.
Cái giọng nói rặt Nam bộ của ông khiến tôi hơi ngạc nhiên:
-Hình như quê của chú ở phía Bắc?
-Ừ, thì quê tôi ở Cửa Lò, Nghệ An. Tôi sinh năm 1935 ở Nghi Thiết, Nghi Lộc, Nghệ An. – Ông bắt đầu nhập chuyện một cách mạch lạc - Cha tôi chết trong cuộc khởi nghĩa Đô Lương khi tôi còn quá nhỏ, chưa biết gì. Mẹ tôi lấy chồng khác, bỏ tôi sống với bà nội già. Năm 1945, tôi mới 10 tuổi, nạn đói hoành hành khắp nơi. Một hôm, bác trai tôi đón 2 bà cháu lên cầu Bùn để chạy trốn nạn đói. Bác trai tôi làm công nhân nhà máy điện Vinh, còn bác gái làm công nhân nhà máy diêm Vinh. Lúc đó, hai ông bà đang tham gia cách mạng. Cầu Bùn là cây cầu nối vùng Nghi Lộc, Vĩnh Châu, Nghệ An với vùng Viễn Châu, thành phố Vinh. Chiếc cầu Bùn bắt qua con sông chảy ra Cửa Lò. Chỗ cầu Bùn có một cái nhà bè chở gỗ. Cái nhà bè đó là cơ sở cách mạng. Ông bác gởi 2 bà cháu tôi ở đó rồi đi …”.
Ông kể câu chuyện về cuộc đời mình một cách tự nhiên, không khiên cưỡng như thể ông kể cho chính tâm hồn mình nghe. Thỉnh thoảng, trong câu chuyện, ông xen vào những nhận xét về biến cố lịch sử một cách chuẩn xác.
Ngày 19/5/1940, thủ đô Paris của nước Pháp – thủ phủ của những kẻ đang thống trị lãnh thổ Đông Dương theo chế độ thực dân - chứng kiến điện Elysees bị quân đội Đức Quốc Xã khống chế. Quyền lực của chính phủ Pháp rơi vào tay quân đội Hitle. Điều này khiến cho chính quyền và quân đội Pháp ở các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam trở nên suy yếu.
Trong khi đó, Phát xít Nhật đánh dạt quân đội Tưởng Giới Thạch, tràn vào hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc để khởi sự nấc thang quân sự toàn chiếm Đông Dương trong cái gọi là kế hoạch “Đại Đông Á” của Nhật Hoàng.
Ngày 22/9/1940, quân Nhật xua lực lượng lục quân trang bị hoả lực mạnh bắt đầu tiến chiếm Đông Dương qua ngõ Trung Hoa-Việt Nam bằng từng đoàn công voa hùng hậu. Trước thế mạnh của quân Nhật , bộ chỉ huy Pháp trú đóng tại Lạng Sơn đang suy nhược tinh thần đã nhanh chóng thúc thủ. Quân đội Nhật tiến sâu vào nội địa Việt Nam . Toàn quyền Pháp tại Đông Dương tên là Decoux hoàn toàn bất lực trước biến cố này. Với thái độ kẻ cả chiến thắng, Nhật “xoa đầu” Pháp bằng cách đồng ý cho Pháp vẫn tồn tại chính quyền bảo hộ tại Đông Dương với điều kiện Pháp phải cống nộp lương thực cho Nhật. Để có đủ lượng lương thực cống nộp, Pháp đã vơ vét, tận thu tài nguyên trên đất nước ta khiến bùng phát nạn đói kinh hoàng nhất thế kỷ. Một phần mười dân số Việt Nam đã chết vì nạn đói tàn khốc đó.
Song song với chiến lược mượn tay Pháp tận thu lương thực, Nhật sử dụng nhiều chiến lược chính trị như chấp nhận chính quyền bảo hộ Pháp tại Đông Dương, chấp nhận sự tại vị của vua Bảo Đại tại miền Trung, đồng thời đề cao chủ nghiã “Đông Á của người Á Đông”, “Việt Nam độc lập trong khối thịnh vượng Đại Đông Á” và nuôi dưỡng một con cờ chính trị đang sống lưu vong trên đất Nhật là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. Tất cả nhưng mưu lược đó, đều được cơ quan tình báo Kempeitai của phát xít Nhật điều phối.
Thực dân Pháp tuy bị bị suy yếu nhưng không muốn buông miếng mồi ngon thuộc địa Đông Dương nên ra sức nuôi dưỡng chế độ Bảo Đại và đám quan lại xôi thịt bù nhìn. Chúng đã thẳng tay vơ vét của cải, tài nguyên của Việt Nam để bù vào phí tổn quân sự và cống nộp cho Nhật.
Những biến cố đó đã tạo ra cho nạn đói xuất hiện suốt gần 10 năm và hoành hành khắp đất nước Việt Nam . Chịu ảnh hưởng nặng nhất là các tỉnh phía Bắc.
Trốn nạn đói Aát Dậu, một ngày giữa năm 1945, tôi lúc ấy, chỉ là một chú bé con 10 tuổi bám tay bà nội mù loà và ông bác ruột rời quê Cửa Lò (Nghệ An) xuôi về Viễn Châu (Vinh) để tìm cái ăn. Đó là chuyến lưu lạc đầu đời của tôi. Trong trí óc non nớt của tôi, những gã tây đen, tây trắng nhởn nhơ khắp nơi là thủ phạm chính của nỗi cơ cực, đói khổ của mọi người. Với tôi, những gã người cao lớn ấy là bọn quỷ mắt xanh bước ra từ những câu chuyện cổ tích bà hay kể ru ngủ những đêm trằn trọc vì đói.
Về đến chân cầu Bùn, ông bác đưa 2 bà cháu vào một cái nhà bè lênh đênh trên thượng lưu sống cùng một số công nhân nằm rồi đi biệt tăm.
Nhà bè chỉ là nơi tá túc tạm của 2 bà cháu. Ban ngày, tôi dắt bà đi dọc theo đường sắt tàu hoả nhặt những hòn than vụn rơi vãi ra từ những chuyến hàng vội vã, mệt nhọc vụt qua. Những hòn than vụn ấy được đổi thành từng chén cơm độn khoai hàng ngày của hai bà cháu khốn khổ, bơ vơ.
Bám trên nhà bè khoảng 2 tuần lễ thì tôi được chứng kiến một sự kiện. Đó là đêm 9/3/1945, đang nằm nép mình vào lòng người bà mù lòa thì tôi nghe hàng loạt tiếng súng vẳng ra từ phía Vinh. Sáng ra, hàng trăm lính Tây trắng lẫn Tây đen bị những toán lính Nhật bắt trói dắt đi thành từng hàng dọc theo đường sắt tàu hoả. Người lớn nói với nhau là Nhật đã chính thức hất chân Tây ra khỏi lãnh thổ Việt Nam . Mấy ngày sau đó, quân lính Nhật có mặt khắp nơi. Máy bay quân Đồng minh Anh- Mỹ quần thảo liên tục trên bầu trời thả từng loạt bom xuống tất cả những nơi quân Nhật có mặt. Cái nhà bè lẫn chiếc cầu Bùn bị bom dội tan hoang. May là hôm ấy hai bà cháu đang trú mình trong một lò vôi bỏ hoang cách chân cầu Bùn khoảng 50 mét.
Mấy ngày sau, tiếng súng lắng dịu. Những tháng ngày tạm yên tiếng súng này, cuộc sống của hai bà cháu trở nên chật vật. Lúc trước, khi thiếu hụt miếng ăn, hai bà cháu còn được những người công nhân trên bè gỗ mỗi người góp cho chút đỉnh miếng rau, củ khoai. Nay, nhà bè không còn, mỗi người tan tác một nơi. Hai bà cháu đành bám lấy cái lò vôi bỏ hoang làm nơi trú ẩn. Mỗi sáng sớm, chú bé Điền lê la dọc theo tuyến đường sắt tìm viêc làm.
Hồi đó, ở vùng này, người ta trồng bông vải rất nhiều. Cứ vào mỗi vụ thu hoạch bông, chủ ruộng thuê mướn rất nhiều nhân công gồm cả người lớn lẫn trẻ con làm công việc cán bông lấy sợi để bán cho các thương lái phương xa đến thu mua. Nhờ lanh lợi, tôi tìm được một chân cán bông vải. Đó là một công việc không nặng nhọc lắm với người lớn nhưng với đứa bé con 10 tuổi là một cực hình. Cực nhưng được chủ cho ăn cơm độn là hạnh phúc lắm. Thuở đó, nhiều người đói vì thất nghiệp. Họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì miễn có cái ăn bỏ vào mồn là được. Sau một ngày vật lộn vã người với chiếc máy cán bông, tôi được chủ trả công bằng một ô khoai lang và làn cơm trộn đem về cho bà.
Một hôm, sau một ngày làm việc, tôi trở về “nhà” với ô khoai và làn cơm trên tay. Về đến cầu Bùn, tôi bắt gặp một toán lính Nhật đang xúm xít dựng lại chiếc cầu đã bị máy bay Đồng minh phá huỷ. Trong đầu óc non nớt của tôi, những người lính Nhật này là “người tốt” đang bắc cầu cho người Việt sử dụng. tội đứng ngắm họ làm việc. Đối với tôi, những người lính Nhật đeo gươm vẫn có vẻ gần gũi hơn bọn lính Tây. Dù sao, những người lính Nhật tuy có ngôn ngữ khác lạ nhưng màu da và dáng vóc vẫn giống người Việt Nam hơn bọn lính Tây to con, mắt trũng.
Bọn Nhật xa quê hương, xa gia đình lâu ngày trông thấy một chú bé con Việt Nam đã khoái chí ngoắc lại cho kẹo để được nựng nịu. Chú bé con nghèo khó nhưng dạn dĩ trở thành người bạn nhỏ của những con người từ đến đất nước Phù Tang.
Cho đến tận bây giờ, ký ức về những ngươiø bạn Nhật vẫn đẹp trong lòng người sỹ quan công an nhân dân Phan Văn Điền. Tình cảm đó xuất phát từ tình người thuần khiết. Ông nhận định: “Chủ nghĩa Phát Xít đã đẩy những con người Phù Tang đi vung kiếm nơi xứ người. Những người lính ấy vẫn là những con người biết yêu thương, nhân ái. Họ cũng chỉ là nạn nhân của chủ nghĩa phát xit thôi”.
Những ngày ấy, tôi là khách thường xuyên của doanh trại lính Nhật . Tôi trở thành niềm vui nho nhỏ của những người lính Nhật xa vợ con. Đổi lại niềm vui ấy, tôi được những làn cơm trắng tinh, thơm tho mang về cho người bà mù loà. Suốt mấy tháng lân la với lính Nhật, tôi bắt đầu học ngôn ngữ Phù Tang.
Một hôm, những người lính ấy hỏi tôi:
-Đi chơi không?
Đối với một đứa trẻ nghèo khổ, “đi chơi” là cả một thế giới kỳ lạ. Tôi chạy ào về lò vôi xin phép bà cho đi chơi. Bà hỏi:
-Khi nào cháu về?
Tôi trả lời đại:
-Cháu chỉ đi chơi đến chiều thôi bà ạ.
Đó là lời nói cuối cùng của tôi với người bà khắc khổ mù loà của mình, bởi chuyến “đi chơi” ấy đã đưa cuộc đời của tôi lưu lạc hàng ngàn cây số, vào tận vùng đất miền đông Nam bộ.
(* Chý ý: Sách đang phát hành. Tác giả giữ bản quyền. Không được sao chép, in ấn, sử dụng dưới mọi hình thức nếu chưa được sự đồng ý của tác giả)
MƯỜI BỐN PHẠM NHÂN ĐẶC BIỆT Ở TỔNG NHA CẢNH SÁT
Sau khi kết thúc phần thẩm vấn tra cung, tôi tiếp tục bị giam giữ tại sở thú một năm rưỡi. Thời gian này, bọn chúng không hề điếm xỉa đến tôi nữa. Tuy nhàn nhã với 2 bữa cơm lưng lửng dạ dày hàng ngày nhưng buồn nẫu ruột vì không được ai trò chuyện. Tôi giải khuây bằng cách hát. Tôi hát say sưa những ca khúc kháng chiến. Hát chán chê, tôi tập yoga.
Một hôm, người tù ở phòng cạnh nhà vệ sinh lén đưa cho tôi một cái quần đùi may bằng chỉ tay, kèm theo lời thì thào:
-Chúc đồng chí khoẻ. Đồng chí hát hay lắm.
Nhìn cái quần, tôi biết đồng chí ấy đã bỏ rất nhiều công sức nhưng tôi vẫn thắc mắc đồng chí ấy lấy vải ở đâu ra để may. Sau mấy ngày nhìn qua khe cửa, tôi hiểu ra vấn đề. Thì ra, nhân dịp được bọn cai ngục cho ra ngoài làm cọt vê lau chùi nền nhà, đồng chíù ấy lén giấu bớt những mảnh vãi làm nùi dẽ còn mới, chắp nối từng mảnh nhỏ với nhau cho đến khi đủ may một cái quần cho tôi. Nhận được cái quần ấy, tôi nghe lòng mình ấm áp lạ lùng. Tôi cảm thấy hết đơn độc. Xung quanh tôi, cạnh tôi vẫn có đồng đội, đồng chí.
Một buổi sáng tháng 8/1958 chúng bịt kín mắt tôi rồi đưa ra xe chở đi. Qua những mẫu đối thoại vụn vặt của bọn áp giải, tôi biết chúng đưa tôi về trại giam tổng Nha Cảnh Sát Đô Thành và người áp giải tôi là đích thân Nguyễn Văn Là - Giám đốc tổng nha.
Chúng đưa tôi vào một phòng giam. Sau này khi được mở khăn bịt mắt tôi mới biết đó là một căn nhà dài được chia làm 2 dãy phòng đối xứng nhau gồm 10 phòng bằng bê tông kiên cố.
Tôi được “cấp” căn phòng đầu tiên mang số 1. Phòng giam tôi có vẻ như mới được xây sửa lại khác biệt so với những phòng giam khác. Nó có thêm một hàng song sắt còn mới nước sơn bao bọc bên trong ba bức tường bê tông kiên cố. Phía ngoài là cánh cửa bằng song sắt chắc chắn. Bên ngoài cánh cửa song sắt là một tấm màn ri đô. Có lẽ bọn chúng mới xây phòng giam đặc biệt này dành cho cá nhân tôi.
Chúng đẩy tôi vào phòng giam rồi kéo tấm ri đô lại kín mít.
Tôi nghe giọng Nguyễn Văn Là ong óng:
-Hỏi ảnh coi, lên đây ở có sướng hơn ở sở thú không?
Tên cảnh sát gác trả lời:
-Thưa thiếu tướng. Thuộc cấp chưa mở băng bịt mắt cho ảnh ạ.
-Mở khăn cho ảnh rồi tụi bây canh gác cho cẩn thận nhé. Aûnh là “khách” số một của tụi bây đó. Aûnh mà “thăng” thì từ tao cho đến tụi bây đi “vùng năm” cả nút đó. Đã thuộc “10 điều tiêu lệnh canh giữ phạm nhân đặc biệt Hà Minh Trí” chưa?
Tên lính canh dập gót giày rồi ê a đọc:
-Thưa thiếu tướng, … Điều một, canh gác nghiêm ngăït phạm nhân số 1; không để phạm nhân tự tử, vuợt ngục… Điều hai, ghi sổ cụ thể giờ giấc những người đưa cơm, dẫn phạm nhân đi vệ sinh…. Điều ba, không trò chuyện với phạm nhân số một và không để phạm nhân số một liên lạc trò chuyện với bất cứ ai…. Điều bốn, cấm không ai được tự ý gởi quà, thức ăn cho phạm nhân số một…Điều năm…
Nguyễn Văn Là hạ giọng nói thêm:
-Aûnh mà bị đầu độc bằng thức ăn là tiêu đời tụi bây đó. Cẩn thận tuyệt đối. Nghe chưa? Chú ý những tay cảnh sát là đệ tử của tướng Xuân (tức Nguyễn Hữu Xuân). Thằng nào vô đây lộn xộn, tụi bây cứ “phơ” cho nó một băng.
Chúng bố trí 3 tên gác riêng cho tôi trong một ca trực. Chìa khoá phòng giam thì do chính tên trưởng trại giữ. Đã vậy, chúng còn khoá cửa ngoài nhốt luôn 3 tên lính canh . Xem như 3 tên lính gác cùng bị giam chung với tôi. Mỗi lần tôi muốn đi vệ sinh thì một tên lính gác ấn nút chuông điện gắn trên cửa ngoài. Nghe tiếng chuông, đích thân tên giám đốc trại giam xuống mở cửa. Đến giờ cơm cũng vậy, đích thân tên giám đốc trại mang cơm xuống trước khi phần cơm đó được kiểm tra cẩn thận.
Không bị hỏi cung, tra tấn nhưng không có ai trò chuyện khiến tôi rất khó chịu. Để giải quyết sự khó chịu đó tôi lại hát. Vừa hát, tôi vừa xem “ti vi”. “Ti vi” là một cái lỗ nhỏ xíu do tôi tạo ra trên góc tấm ri đô che chắn bên ngoài của song sắt. Trong thời gian ở sở thú tôi có dấu một góc lưỡi lam do đồng chí cọt vê lén đưa. Bây giờ, góc lưỡi lam ấy trở thành tài sãn duy nhất và quí giá nhất của tôi. Góc lưỡi lam ấy trở thành một vật có hàng ngàn công dụng, công năng. Hàng tháng, chúng cho người cắt tóc, cạo râu cho tôi nhưng tôi vẫn thích tự “cạo râu” bằng cách trở cạnh không bén của lưỡi lam kẹp sợi râu giật mạnh. Góc lưỡi lam ấy còn là “lịch” ngày của tôi. Mỗi ngày, tôi khắc lên góc tường một dấu. Tóm lại, từ góc lưỡi lam ấy, tôi tự nghĩ ra nhiều trò tiêu khiển.
Tôi dùng góc lưỡi lam khoét một lổ nhỏ trên tấm ri đô để làm “ti vi”. Qua chiếc “ti vi” ấy, tôi quan sát những diễn biến bên ngoài. Cũng từ chiếc “ti vi” ấy, tôi nhìn được gương mặt thân yêu của hai đồng chí đã hy sinh anh dũng trong trại. Đó là đồng chí Nguyễn Hữu Lớn và đồng chí Nguyễn Tô.
Tôi không nhớ chính xác thời gian nhưng lúc đó là mùa hanh khô. Cái nóng bên ngoài lùa xộc vào tận góc kín của phòng giam khiến mồ hôi chảy ròng ròng đến tưởng chừng khô cạn nước trong người. Tôi đang nằm áp sát người xuống nền xi măng để tận hưởng hơi mát chợt nghe có tiếng cửa sắt bên ngoài mở ken két, rầm rầm. Tôi ghé mắt nhìn qua “ti vi” thì thấy bọn chúng lôi xệch hai người thanh niên ném vào một phóng giam. Thân thể, gương mặt của hai người đầy máu và biến dạng.
Khoảng 6 giờ chiều, tôi nghe tiếng một tên gác gọi: “Nguyễn Hữu Lớn, chuẩn bị đi”. 7 giờ tối chúng lôi xệch đồng chí có tên gọi là Lớn ném phịch vào phòng giam. Lát sau, tôi nghe đồng chí Lớn rên ngắt quãng: “Cha ơi!… Mẹ ơi! …Con ơi!… Em ơi!…”, rồi im lặng. Nửa giờ sau tôi nghe một tên gác nói với đồng bọn:
-Nó ngủm rồi. Mấy tay hỏi cung đánh ác nghiệt quá. Mấy chả lấy bao bố phủ lên ngươi rồi lấy chày vồ bửa thì làm sao sống nổi.
Tiếng tên khác:
-Thiếu tướng nghe mày bình luận thì đời mày tiêu đó. Không muốn chết thì nó phải khai. Ai biểu nó cứng đầu. Đi vô trỏng vác xác thằng Việt Cộng đem ra cầu Bình Lợi cho nó “mò tôm” mau đi cha nội.
Tôi thấy chúng lấy bao ni lon bọc xác đồng chí Lớn , dùng dây chì kẽm bó lại rồi đưa đi. Hai ngày sau, đồng chí Nguyễn Tô cũng lâm vào cảnh tương tự.
Đến năm 1960, trại giam tổng nha xây thêm một trại B gồm 10 phòng. Tôi và một phạm chính trị “cứng đầu” được sang “nhà mới”. Tôi được “cấp” phòng giam số 10. Phòng này là phòng duy nhất có toa lét riêng. Từ đó có thêm số 10 kèm theo tên của tôi: Mười Trí hoặc Mười Thương.
Cũng cần nói thêm rằng, trong trại giam của tổng nha cảnh sát, ngoài tù chính trị cộng sản còn có tù chính trị thuộc các phe đối lập khác của chính quyền Ngô đình Diệm.
Một ngày nọ, tôi thấy bọn cảnh sát ở tổng nha chạy rần rật một cách khác thường. Mấy ngày sau, qua một “bản tin mật” của các đồng chí trong tù, tôi được biết, ngày 26/4/1960 một nhóm gồm 18 nhân vật có vai vế trong chinh quyền Diệm họp mật tại caravell để đề ra một bản tuyên ngôn phản đối chế độ độc tài của Diệm. 18 nhân vật ấy gồm: Lê Ngọc Chấn, Trần Văn Dân, Trần Văn Đỗ, Trần Văn Tuyên, Trần Văn Lý, Trần Văn Hương, Nguyễn Lưu Viên, Huỳnh Kim Hữu, Phan Huy Quát, Nguyễn Tăng Nguyên, Nguyễn Tiến Hỷ, Lê Quang Luật, Phạm Hữu Chương, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất, Lương Trọng Tường và Linh mục Hồ Văn Vui.. Trong đó có 10 nhân vật đã từng kề vai sát cánh với Diệm khi Diệm chưa có quyền hành trong tay. Sau đó cả nhóm này lần lượt bị bắt, một số được đưa vào nhốt tại tổng nha. Nhu đã mỉa mai gọi nhóm này là “các nhà chính trị gia sa lon” .
Trong số “chính trị gia sa lon” ấy, tôi nhận ra 2 cái tên. Đó là Trần Văn Lý và linh mục Hồ Văn Vui. Đó là bậc ân nhân thật sự của Diệm trong thời gian y còn là một kẻ thất cơ lỡ vận. Lúc mới được tổ chức giao nhiệm vụ nghiên cứu về Diệm để chuẩn bị kế hoạch ám sát y, tôi đã có dịp nghiên cứu về hai nhân vật này. Hai nhân vật này đã quay lưng với Diệm, có nghĩa là Diệm đã gần “tới số” .
Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương và một số “chinh trị gia sa lon” khác cùng được vào tá túc chung…mái nhà với tôi. Lúc này, bọn cai ngục đã “nới tay” với tôi. Chúng đã cho tôi được ra ngoài tắm nắng.
Ngày 11/11/1960, tôi lại nghe tin đại tá Nguyễn Chánh Thi - chỉ huy trưởng lực lượng lính nhảy dù và trung tá Vương Văn Đông , hai sỹ quan “ruột” của quân đội đã thực hiện cuộc đảo chánh Diệm. Trong số những quân nhân đảo chánh có Nguyễn Triệu Hồng, Phan Trọng Chinh, Phạm Văn Liễu, Nguyễn Huy Lợi,…Ngoài ra còn có các tổ chức chính trị dân sự làm “mồi” hậu thuẫn như Liên Minh Dân Chủ, Mặt Trận Quốc Gia Đoàn Kết, Lực lượng nghiệp đoàn (của ông Bùi Lượng), Lê Vinh (nhóm Duy Tân), Phan Bá Cầm, Nguyễn Bảo Toàn (nhóm Hoà Hảo), Vũ Hồng Khanh, Xuân Tùng (nhóm Việt Quốc)… “Mặt trận quốc dân đoàn kết” do Nhất Linh Nguyễn Tường Tam và Phan Khắc Sửu (Cao Đài), Nguyễn Thành Vinh, Trương Bảo Sơn (nhóm Việt Quốc), bác sỹ Phan Quang Đán lãnh tụ nhóm Tự Do dân chủ. Cuộc đảo chánh thất bại thảm hại. Cả đám con rối chính trị, một số chạy ra nước ngoài tháo thân, một số bị gom vào nhà tù, một số bị cách chức đuổi về quê.
Nghe tin này, tôi cảm thấy vui sướng khó tả. Vậy là những lới khai của tôi có kết quả. Nội bộ của Diệm đã có biểu hiện lục đục, kình chống nhau rỏ ràng.
MƯỜI TÁM SÀI GÒN SOÁN NGÔI ĐỔI CHỦ
Sau cuộc trả thù đẫm máu tổng thống của mình, bọn đảo chánh bắt đầu tranh nhau địa vị, chức tước, quyền hành. Bọn chúng đang lo củng cố ngôi vịû và sàng lọc nội bộ, lừa miếng nhau nên chưa có thời gian kiểm tra tù chinh trị. Nhờ vậy, nhiều đồng chí của ta được tổ chức đưa ra khỏi tù bằng cách đưa tiền hối lộ cho những tên trong hội đồng xét duyệt phóng thích tù chínmh trị. Khi này, Nguyễn Chữ vẫn còn ở Côn Đảo. 4 ngôi sao cộng sản trong nhà tù Côn Sơn và các đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Trần Quốc Hương… ra khỏi tù trong dịp này. Nhiều cán bộ của ta bị giam ở tổng nha cảnh sát cũng được gia đình (do Trung Ương tổ chức) nhanh tay lo tiền đưa ra ngoài hết. Kim Hưng cũng thoát ra trong dịp này. Khi Nguyễn Chữ được bọn phản chủ lôi từ trong tù ra và giao việc đã vội vàng xuống các trại kiểm tra “mấy ông cộng sản” thì mọi việc đã xong.
Giữa lúc Sài Gòn sôi động chính trị, bọn chúng đưa tôi về đất liền, giam tại tổng Nha Cảnh Sát. Tôi vẫn phải “ở tù” mặc dù báo chi lúc bấy giờ đã loan tin tôi được thả.
Một hôm, Nguyễn Chữ – Lúc này đã được phóng thích và được bọn đảo chánh trao cho chức vụ Uỷ Viên An Ninh Kiêm Chủ Tịch hoÄi đồng cứu xét phóng thích chính trị phạm gọi tôi lên văn phòng. Với vẻ mặt tự đắc của một con cáo vừa thoát bẫy, Chữ bắt tay tôi:
-Ô! Khoẻ không đồng chí cộng sản núp bóng Cao Đài?
Tôi nghiêm nghị nhìn thẳng vào mắt hắn:
-Vẫn khoẻ, thưa ngài “tù Côn Đảo”.
Hắn dấu tức giận dưới nụ cười bí hiểm, mời tôi điếu thuốc:
-Nếu tôi thả anh ra, anh sẽ làm gì?
Tôi biết Chữ đang dùng nghiệp vụ để thăm dò thái độ chính trị của tôi. Tôi cười, hỏi lại:
-Không lẽ tôi làm chủ tịch hội đồng phóng thích phạm nhân như anh? Tôi đâu có lèo lái chính trị giỏi như anh?
Chữ xám mặt chỉ một tích tắc rồi tươi nét mặt lại đúng kiểu cách một tên “sớm đầu tối đánh”:
-Hừm! Anh mà ra khỏi tù, chắc anh theo cô Kim Hưng?
Hắn biết tôi và Kim Hưng có tình cảm với nhau và hắn cũng biết Kim Hưng là cộng sản. Hắn mượn câu nói đó để khẳnh định tôi là cộng sản chứ không phải Cao Đài.
Tôi trả lời:
-Mấy anh trả tự do cho tôi thì tôi cám ơn. Còn không được thả thì tôi xem như chế độ Ngô Đình Diệm còn nguyên.
Nghe tôi nói xong, Chữ đanh mặt lại:
-Thôi, anh về trại giam. Tôi sẽ nghiên cứu giúp anh tự do.
Thế là tôi tiếp tục ngồi tù.
Một ngày nọ, bọn chúng đưa một người tù được chuyển từ trại giam Mang Cá vào. Đó là đồng chí Mười Hương. Nhân lúc không ai để ý, tôi tiếp xúc với Mười Hương. Tôi tranh thủ báo cáo những diễn biến chính trị mà tôi nắm được cho đồng chi Mười Hương. Đồng chí Mười Hương đưa cho tôi một chiếc đồng hồ rồi hướng dẫn tôi:
-Khi ra tù, chú mày đem chiếc đồng hồ này đến địa chỉ X. ở Thị Nghè gặp anh Y, sẽ được bố trí công tác.
Đồng chí Mười Hương là đầu mối chỉ huy một mạng lưới tình báo của ta ở Sài Gòn.
Sau khi Diệm, Nhu bị thanh toán, một thời gian sau, Mỹ mới giật mình nhận ra trong đám tướng lãnh đảo chánh 1963 toàn là phe thân Pháp. Bọn chúng đã nhận ra bọn thân Pháp đã xài tiền Mỹ thực hiện cuộc đảo chánh cho Pháp. Thế là Mỹ lại xúi Nguyễn Khánh tổ chức một cuộc đảo chánh để sàng lọc nội bộ hòng gỡ lại “tiền”.
Nguyễn Khánh đã lọc những tay thân Pháp ra khỏi bộ máy tay sai của Mỹ tại miền Nam qua cuộc đảo chánh ngày 31/1/1964. Kim, Xuân, Đôn, Đính (những con cờ của Pháp) bị bắt giam.
Ngày 7/2 /1964, Dương Văn Minh được quan thầy Mỹ chọn làm quốc trưởng, Khánh làm thủ tướng. Thời gian này, sinh viên học sinh xuống đường biểu tình rần rộ.
Những ngày ở đây, tôi được chứng kiến nhiều em sinh viên bị chúng bắt về do biểu tình chống đối rất đông. Không đủ chỗâ giam giữ nên chúng bắt các em ngồi ngoài sân để phân loại bằng “phích”. Phích là thẻ tù dùng để phân loại em nào đi Phú Lợi, em nào đi nhà tù khác. Do làm phích không xuể, chúng bắt tôi lên làm phụ .
Những ngày lamø phích tôi mới biết mình có phích đi an trí xét lại 2 năm. An trí tức là vào trại cải huấn để điều tra thêm. An trí cũng có nghĩa là đi ăn đòn để tuyên thệ ly khai cộng sản. Có lẽ đây là ý đồ của Nguyễn Chữ. Nguyễn Chữ đã nghi ngờ tôi là cộng sãn chính hiệu.Về nguyên tắc của bọn chúng thì thời gian an trí chỉ có 2 năm chứ không hơn, nhưng sau 2 năm, chúng lại xét tiếp 2 năm nữa. Đối với tù chính trị “cứng đầu”, chúng cứ xét mãi miết hết 2 năm này lại đến 2 năm khác.
Cũng trong thời gian này, bà luật sư Ngô Bá Thành và nhà Báo Nguyễn Lâm bị bắt trong phong trào trí thức biểu tình đòi quyền tự quyết đuổi Pháp Mỹ ra khỏi đất nước Việt Nam. Vừa gặp tôi, bà Thành lẫn Nguyễn Lâm đều ngạc nhiên cho biết:
-Uûa? Báo chí đăng tin Hà Minh Trí đã được thả rồi mà? Sao còn bị giam ở đây?
Những người này hướng dẫn tôi viết một lá thư gởi cho chính quyền nguỵ kể rỏ: Tôi là người chống Diệm, nay Diệm không còn, tại sao không thả tôi?
Sau khi được thả, luật sư Nguyễn bá Thành và Nguyễn Lâm đã viết nhiều bài báo về chuyện tôi vẫn còn bị cầm tù để làm áp lực với chính quyền mới của Nguỵ.
Tôi còn viết một là thư gởi cho anh Phạm Ngọc Chẩn cầu cứu.
Đúng lúc đó lại xãy ra một cuộc đảo chánh và Phan Khắc Sửu làm quốc trưởng.
Ngày 27/8/1964, một vở kịch “Tam đầu chế” do Mỹ soạn thảo gồm Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh lãnh đạo hội đồng quốc gia. Ngày 8/9/1964 một thượng hội đồng quốc gia được thành lập gồm 16 người. Trong đó có Phan Khắc Sửu. Ngày 27/9/1964, Phan Khắc Sửu được làm chủ tịch thượng hội đống quốc gia.
Ngày 24/10/64, Phan Khắc Sửu làm quốc trưởng. Liên tục trong 2 năm, nhân dân miền nam chóng mặt với những vở kịch chính tri của chính quyền nguỵ tại Sài Gòn. Bọn chúng nháo nhào lộn xộn, đảo chánh lật đổ nhau liên tục
Khi Sửu làm quốc trưởng, Hiểu được làm tổng giám đốc Nha cảnh sát . Lúc này những người Cao Đài có dịp được nâng đỡ.
Giám đôc trung tâm thẩm vấn ( gọi là chủ sự) là Phan Trung Chánh thay tên Cung (cũ). Sau 1 tuần lễ nhậm chức chủ sự Phan Trung Chánh mời tôi lên văn phòng.
Chánh bảo tôi:
-Bây giờ cụ Sửu đã làm quốc trưởng rồi. Phe Cao Đài tụi mình được dịp ngon lành. Tôi nghe nói, anh cũng là Cao Đài đã từng “ngồi đảo” chung với cụ Sửu. Bởi vậy tổng giám đốc nha cảnh sát đã ra khẩu lệnh cho tôi thả anh.
Dứt lời, Chánh gọi một nhân viên tên Hiệp:
-Này, toa làm hồ sơ thả anh Hà Minh Trí ra mau. Anh Trí là người của cụ Sửu đó. Liệu mà đối xử tử tế nghe.
Nghe Chánh nói, lòng tôi rất mừng. Cánh chim tự do sắp được tung bay. 8 năm tù ngục sắp lùi về phía sau cuộc đời. Tuy vậy, tôi vẫn đề phòng, hỏi thăm dò Chánh:
-Cụ Sửu là một chính khách lớn, làm sao có thời gian quan tâm đến tôi?
Chánh tròn mắt:
-Trời! Báo chí đăng bài kêu gọi thả anh ra mỗi ngày. Có báo còn “khều” cụ Sửu: Khi nào thả nhân vật Cao Đài ám sát tổng Ngô?
Chánh tỏ ra xun xoe với tôi:
-Thế nào anh cũng được cụ Sửu trọng dụng. Dù gì thì anh cũng là đồng chí của cụ trên Côn Sơn. Hầy! Nếu có “vị trí” nhớ đến tôi nghen. Tôi là người thả anh mờ.
Chánh lu loa kể:
-Anh biết vì sao năm 1963, Diệm đã bị giết mà anh còn bị giam hoài không? Vì cái đám Cần Lao Nhân Vị của Ngô Đình Nhu còn núp trong bộ máy cảnh sát đã ém hồ sơ anh lại. Chúng không lén lút thủ tiêu anh là may lắm rồi. Bọn này vẫn còn nuôi mộng tái lập lại chế độ họ Ngô.
Chánh cho biết thêm, sau đảo chánh 1963, Mai Hữu Xuân đã ra lệnh đưa tôi về đất liền cho hắn gặp. May cho tôi, sau đó, Mai Hữu Xuân bị đồng bọn tẩy chay, nếu không, hắn sẽ gặp tôi để “đòi món nợ lời khai năm 1957”. Chánh làm sao hiểu được Xuân muốn gặp tôi để làm gì.
Chánh là một tên có học vị nhưng thiếu người đỡ đầu. Thuở ly loạn nhiều tên đi làm việc nhưng không có chính kiến rỏ ràng, gió bề nào che bề ấy. Bọn này luôn mong có một chỗ dựa. Chánh cũng thuộc loại người này.
Tên thư ký hoàn tất thủ tục. Tôi bước ra cổng nhà tù, Chánh còn nói với theo: “Nhớ tôi nghen!”. Lúc ấy, nắng đã nghiêng về chiều. Tôi đứng thẳng người hít một hơi thật đầy phổi cái không khí tự do. Tôi tự nhủ: “Tổ quốc ơi! Đảng ơi! Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ và đang sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới”.
Đó là ngày 10/03/1965.
(Còn nữa)
Tác giả: Nông Huyền Sơn.
(*Chú ý: Sách đang phát hành. Có bán tại các nhà sách trên toàn quốc và các nhà sách tiếng Việt tại hải ngoại. Tác giả giữ bản quyền. Không được sao chép, in ấn, sử dụng dưới mọi hình thức nếu chưa được sự đồng ý của tác giả).
* Có thể bạn gặp nhiều lỗi chính tả và lỗi tab trong văn bản gốc. Xin vui lòng đừng quan tâm. Vì đó là cách hạn chế việc sử dụng trái phép, tranh chấp tác quyền sau này.
* Những quan điểm chính trị trong tác phẩm là quan điểm của nhân vật chính.
* Để đọc được trọn vẹn tác phẩm, hãy tìm mua. Tác giả chân thành cám ơn sự ủng hộ của đọc giả.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa